1. Mở bài: giới thiệu về con người Việt Nam
2. Thân bài:
_ Những người cần cù, chịu khó trong lao động
_ Những con người kiên cường trong chống giặc ngoại xâm
_ Những con người nghĩa tình tha thiết
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
Bài làm
SInh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam, em lớn lên bằng nghĩa tình yêu thương. Và em yêu, tự hào về con người Việt Nam. Con người VIệt Nam là những người mang theo phẩm chất, giá trị Việt và đó là những bông hoa đẹp tô điểm cho mảnh đất hình chữ S của dân tộc ta.
COn người Việt Nam là những người cần cù, chịu khó trong lao động. Nhìn những giọt mồ hôi của các bác nông dân trên ruộng đồng để làm ra hạt gạo dẻo thơm, em thấy thương biết bao nhiêu. Đó là những người không ngừng nỗ lực để giúp sự sống nảy mầm, giúp cuộc đời đẹp tươi dầu cho khó nhọc: "Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy ai mà quản công". Thân phận người nông dân nhỏ bé như con tằm, con kiến ngày ngày chăm chỉ. Sự lao động ấy mang lại hạnh phúc cho cuộc đời. Bên cạnh màu nâu của tấm áo vải, em thấy thương những công nhân, những con người lao động chân chính. Không một ai không cố gắng để lao động, để làm đẹp cuộc đời. NHìn những người con đất Việt đi muôn nơi, đi lao động xuất khẩu vì ước mơ làm giàu và phải chịu sự xa cách gia đình, người thân. Em thấy thương cảm và cũng khâm phục họ ,những con người dám ước mơ, dám cố gắng vươn mình.
NGược dòng quá khứ ,ta chua xót nghĩ về cha ông với sự hi sinh. Con người Việt Nam ta đã kiến cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm dù cho có hi sinh, mất mát. Nhìn những cuộc chia li sinh tử, nhìn những bà mẹ chẳng còn con ,nhìn những vết thương của người thương binh, niềm cảm phục và chua xót nhân lên trong lòng ta. Tinh thần đoàn kết đã giúp con người Việt Nam không hề sợ hai trước kẻ thù. TInh thần trái tim, khối óc đều vang vọng tiếng gọi của tổ quốc và thôi thúc con người cố gắng không ngừng.
Em còn yêu biết mấy nghĩa tình trong những con người Việt Nam. Nghĩa tình yêu thương, ấm áp trong mỗi gia đình đã và đang làm cuộc đời này đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Lời ầu ơ của bà, của mẹ đã bồi đắp tâm hồn, trái tim, dạy em biết yêu quê hương đất nước này, trân trọng bao giá trị đẹp trong đời. COn người Việt Nam còn ấm áp, yêu thương trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm. Nhớ về quê nhà, ta không bao giờ có thể quên đi nụ cười hiền, quên đi sự vui vẻ của làng xóm. Đó là thứ tình cảm bình dị, giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Yêu thương, tình nghĩa làm cuộc đời này đẹp tươi, ý nghĩa và chứa chan hạnh phúc.
Với em, con người Việt Nam là con gười mang theo giá trị Việt, vẻ đẹp Việt. Chính con người VIệt Nam đã và đang là niềm tự hào, nguồn động lực cho sự phát triển của đất nươc. Là một người Việt Nam, em tự hào, hạnh phúc và trong trái tim em luôn rạo rực niềm tin, niềm tin vào ngày mai phát triển, tươi sáng của dân tộc từ những con người mang theo phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Hình ảnh con người Việt Nam qua Văn học được thể hiện ở một số nét sau đây :
1/- Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc : Được biểu hiện ở nhiều mặt :
* Là tinh thần quyết chiến quyết thắng trước giặc ngoại xâm với những hình tượng về người anh hùng cứu nước (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Hich Tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi,...)
* Là nỗi đau buồn da diết trong những thời kỳ đất nước chìm trong lửa khói chiến tranh, nhân dân sống lầm than nô lệ ( Ca dao chống phong kiến, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Đất Nước - Nguyễn Đình Thi,...)
* Là tình yêu đối với những vùng trời đất cụ thể của đất nước, quê hương (ca dao về quê hương đất nước, Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm,...)
* Là tinh thần làm sống lại những phong tục đẹp hay những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.(Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân)
* Là sự phát hiện ra những nét riêng đáng yêu của tính cách Việt Nam, cái duyên dáng riêng của con người Việt Nam.(Ca dao yêu thương tình nghĩa, Sóng - Xuân Quỳnh,...)
* Là tấm lòng thành kính, trân trọng thiêng liêng với đất nước, với cha ông chỉ biết dồn tình yêu vào tiếng mẹ đẻ,...(Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
2/- Tinh thần nhân đạo : Biểu hiện ở các mặt :
* Đề cao tinh thần nhân nghĩa (Ca dao Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu,...)
* Tha thiết, lãng mạn trong tình yêu (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
* Cảm thông trân trọng với những nổi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội bất công (ca dao than thân, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều - Nguyễn du,...)
* Phát hiện và đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ, của nhân dân lao động
* Sẵn sàng vị tha, bao dung với giặc : (Thư dụ Vương Thông, Thư dụ Vương Chính, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi,...)
3/- Lòng yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước (Ca dao về thiên nhiên, quê hương, đất nước, Thơ Hồ Chí Minh,..."Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi"...)
4/- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của điều thiện : Trong tất cả các câu chuyện dân gian , kết thúc luôn "có hậu" , chiến thắng luôn nghiêng về cái đẹp, cái thiện với triết lý nhân sinh sâu sắc : "Chính nghĩa thắng gian tà", hay "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ",...(Tấm Cám, Thạch Sanh - Lý Thông, Sọ Dừa, "Lục vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu, - Truyện Kiều - Nguyễn Du,...)
5/- Tâm hồn con người Việt nam nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ : Ví dụ : Những bức tranh dân gian đầy hóm hỉnh của làng tranh Đông Hồ, những khúc hát giao duyên quan họ, chiếc đàn bầu giản dị đơn sơ duy nhất có một dây (Độc huyền cầm) nhưng lại tinh tế, tài hoa, ngôi chùa Một Cột nhỏ nhắn hài hòa,...
6/- Tiếp thu những luồng văn hóa Động tây kim cổ một cách có chọn lựa và sáng tạo trên thinh thần nhân đạo....
=> Từ văn học dân gian cho đến Văn học viết, con người Việt Nam đã soi bóng vào trong văn học bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có của dân tộc mình. Trong quá trình phát triển qua các thời kỳ lịch sử, hình ảnh con người Việt Nam trong văn học vẫn giữ nguyên giá trị. và hiện nay, trong quá trình hội nhập và giao lưu với văn hóa thế giới, Con người Việt nam vẫn giữ được những bản sắc văn hóa của dân tộc, tránh bị đồng hóa, lai căng, hòa nhập nhưng không hòa tan,...Bản sắc ấy góp phần tô điểm cho bức tranh chung của văn học Việt Nam nói riêng và Văn học các dân tộc trên thế giới nói chung .
cho mihf 5 sao nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK