Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 '2. Thế nào là Yếu tố HV ? Từ ghép...

'2. Thế nào là Yếu tố HV ? Từ ghép Hán việt có mấy loại? 3. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Cho VD:? 4. Thế nào là quan hệ từ ? Các lỗi thường gặp

Câu hỏi :

'2. Thế nào là Yếu tố HV ? Từ ghép Hán việt có mấy loại? 3. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Cho VD:? 4. Thế nào là quan hệ từ ? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ? Nêu cách chữa. 5. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD? 5. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được? 6 Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD? 7. Thế nào là từ đồng âm? Cho VD? 8. Thành ngữ là gì? VD? Chức vụ của thành ngữ? Help e vs ạ 5*

Lời giải 1 :

E tham khảo nhé<3

2

-Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

-Từ ghép Hán Việt có hai loại : - Từ ghép đẳng lập: là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ .

3

- Từ Hán Việt có 3 sắc thái biểu cảm:

 + Sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. VD: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

 +sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê sợ. VD: Động phong hoa trúc

 +Săc thái cổ, phù hợp vs bầu ko khí XH xa xưa. VD: Trong bài thơ" Thăng Long thành hoài cổ", bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt 1 cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa lại cho ta những cảm giác veè 1 sự đổi thay của tạo hoá

"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũng lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ hàn cũng tế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi thành cổ

Cảnh đấy người đây trốn đoạn trường"

4

- Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

* các lỗi thường gặp:

- Thiếu quan hệ từ. Ví dụ: Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. ...

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. Ví dụ: Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. ...

- Thừa quan hệ từ. ...

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

* cách chữa:

- Hiểu đúng ý nghĩa của các quan hệ từ sử dụng

- Xác định rõ các phần, câu cần liên kết>

- Chọn và sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh

->Hiệu quả nói, viết cao

5.1

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp>

VD: 

- từ đồng nghĩa hoàn toàn: quả-trái, tía-cha, khóm-dứa,...

- từ đồng nghĩa ko hoàn toàn: chết-hi sinh, mổ xẻ- phẫu thuật

5.2

-Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

6

-Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 

-Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

7

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.

- VD: Chân trời; chân của bạn Mai; chân bàn.

8

-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.

- VD: Thành ngữ: Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ..

- chức vụ: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK