Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Viết cảm nhận về một đoạn mà em thích nhất...

Viết cảm nhận về một đoạn mà em thích nhất trong bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. câu hỏi 3281447 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết cảm nhận về một đoạn mà em thích nhất trong bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Lời giải 1 :

bài này mình viết về Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác nha

Tác phẩm Người lái đò Sông Đà được tác giả sáng tác trong một chuyến đi thực tế, vẻ đẹp thiên nhiên vùng núi Tây Bắc và hình ảnh người lái đò sông Đà chính là những điểm nhấn quan trọng. Trên nền của thiên nhiên Tây Bắc hình tượng ông lái đò sông Đà hiện lên thật khỏe khắn và tài hoa.

Hình ảnh người lái đò hiện lên qua những miêu tả ngoại hình từ tác giả “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà”, công việc vốn nguy hiểm, cần nhiều sức lực nhưng ông vẫn gắn bó với nghề. Thế giới của ông đó là vượt qua nhiều nguy hiểm “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” nhưng bằng sự am hiểu tường tận từng con thác, xoáy nước, tảng đá trên sông đã giúp ông vượt qua thử thách từ thiên nhiên.

Công việc của ông có thể xem là đối mặt với “thần chết” nhưng lúc nào người lái đò cũng tự tin, bình tĩnh vượt qua khó khăn, đó không chỉ là sự am hiểu về con sông Đà mà còn là tài năng của người lái đò khi điều khiển con thuyền vượt qua thử thách từ thiên nhiên. Tài năng của người lái đò thể hiện đậm nét trong cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên – thời điểm ông lái đò vượt qua con sông Đà hung hãn, con sông hiểm trở, thử thách bao nhiêu thì người lại đó càng giỏi giang và mạnh mẽ bấy nhiêu. Không chỉ là người tài hoa mà người lái đò sông Đà còn toát lên sự bình dị, khiêm tốn đó là thời điểm mà con thuyền đã về bến an toàn, mọi người tập trung cùng nhau ăn uống và tuyệt nhiên không có một lời nói nào về những mối nguy hiểm họ vừa trải qua, những con người bình dị xem những mối nguy hiểm đó trở nên bình thường và công việc mỗi ngày mà thôi.

Tác giả đã thực sự thán phục và tôn vinh người lái đò là những con người tài hoa bởi để vượt qua con sông Đà hung hãn, ngang tàn người lái đò phải thực sự giỏi giang, tinh thần thép, thuần thục những kĩ năng điều khiển giúp con thuyền vượt qua muôn trùng sóng gió, bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể phải trả giá bằng cả tính mạng.

Với một chuyến đi trải nghiệm thực tế tác giả Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung ra công việc hàng ngày của một người lái đò thật sự nguy hiểm và nhất thiết phải có sự dũng cảm, can trường. Người lái đò trên con sông Đà là đại diện cho những con người lao động Tây Bắc giỏi giang, tài hoa và khiêm tốn.

Thảo luận

-- ultr lại ảo nữa

Lời giải 2 :

Tố Hữu đã từng viết:

"Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

Đến với "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, ấn tượng đầu tiên của người yêu văn bắt gặp đó là hình ảnh con sông Đà được nhà văn tài ba này xây dựng vô cùng chân thực và sống động. Dòng sông ấy hiện lên dữ dội khác thường nhưng cũng nên họa, nên thơ. Nhưng con sông Đà hiện lên dù chân thực, hung bạo hay trữ tình đến đâu cũng chỉ làm nền cảnh để Nguyễn Tuân tô lên chân dung của con người mới xã hội chủ nghĩa thông qua hình tượng ông lái đò Lai Châu. Chỉ khi ông đò xuất hiện thì bức tranh Đà Giang của Nguyễn Tuân mới trở nên hoàn chỉnh bởi ông đò Lai Châu chính là chủ thể của bức tranh thiên nhiên. Có được điều đó bởi Nguyễn Tuân đã được giác ngộ lí tưởng của Đảng. Trong văn chương, những người nghệ sĩ cách mạng, thiên nhiên hiện ra dù hùng vĩ, mĩ lệ đến đâu cũng chỉ là nền cảnh để tô lên sự hiện diện của con người. Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng, làm chủ dòng sông, làm chủ cả cuộc đời mình. Ông đò Lai Châu là một nhân vật như vậy.Thật là một dòng sông Đà đầy hiểm trở, đầy gian nan cho con người. Thế nhưng, “ông lái đò cố nén vết thương, hai chânà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Đó là một bài ca về lao động, về con người lao động.

Rõ ràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân nhắm đến một mục đích lớn: ca ngợi sự dũng cảm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần, suốt 15 năm làm người lái thuyền vượt sông Đà. Cuộc đọ sức giữa con người đã chiến thắng; trở về cuộc sống thanh bình: “thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh (...). Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam...”

Sau mười năm làm nghề lái đò, kể cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực người lái đò vẫn còn “bầm tụ” một “củ khoai nâu”, với Nguyễn Tuân, đó cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng”.

Có thể khẳng định rằng bài kí " vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái.. ”. Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”.

Cảm hứng lãng mạn đậm đNgười lái đò sông Đà" đã bộc lộ toàn bộ sở trường, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người ta yêu Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân rất có tài. Người ta trọng Nguyễn Tuân vì ông là một người nghệ sĩ của cái đẹp, người nghệ sĩ của hai chữ "thiên lương" trong sáng. Nhưng nói một cách khách quan, văn của Nguyễn Tuân không phải ai cũng ưa chuộng, nhất là những bài tùy bút bởi Nguyễn Tuân hay viết những câu văn rất dài cùng những tư liệu khá khô khan, khó hiểu.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK