Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Tại sao ADN là vật chất di truyền ở cấp...

Tại sao ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? câu hỏi 336788 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tại sao ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

Lời giải 1 :

Đáp án:

1. ADN là cơ sở vật chất vầ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử :
- ADN là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà nhiễm sắc htể là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cấp độ di truyền ở cấp độ phân tử.
- ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, thong tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- ADN chứa các gen, mỗi gen thực hiên một chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế dịch mã và phiên mã.
- ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các nuclêôtit tạo nên các alen mới.
- Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nuclêôtit:
+ Khả năng hấp thụ tia ngoại tử cực đại ở bước sóng 260 nm.
+ Thí nghiệm biến nạp của F.Griffith (1928), của O.T.Avery, C.M.Macleod…(1994) và Fraenket-Conrat, Singer (1957) đã chứng minh được axit nuclêôtit là vật chất mang thông tin di truyền.
2. Tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Vì vậy từ 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T/G+X cho mỗi loài.
Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên phân tử ADN.

Chúc bạn học tốt ^^

 

Thảo luận

-- còn có ý nào nữa không bạn?
-- mk sửa rồi đó ạ. Đừng quên bc câu tl hay nhất ủng hộ 1 trong 2 câu hỏi nha!

Lời giải 2 :

ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, vì:

- Mang và bảo quản thông tin di truyền:

+ Trông tin di truyền là thông tin về toàn bộ cấu trúc protein của cơ thể.

+ Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử protein.

- Tính chất đặc trưng:

+ Mỗi ADN được đặc trưng bở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuleotit trong cấu trúc.

+ Hàm lượng ADN trong mỗi tế bào có tính chất đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

+ Tỉ lệ (A+T)/(G+X) mang tính đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

- Truyền tin đạt thông tin di truyền:

- ADN có khả năng tự nhận đôi: duy trì tính đặc trưng và ổn định.

+ Tính đặc trưng của ADN được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể nhờ:

    > Cơ chế nhân đôi và phân li của ADN cùng NST trong nguyên phân ổn định qua các thế hệ tế bào.

    > Cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp của ADN cùng NST trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh ổn định qua các thế hệ cơ thể.

+ ADN có khả năng tổng hợp ARN từ đó làm khuôn để tổng hợp protein.

- Có khả năng đột biến gen.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK