Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Xác định và phân tích giá trị của các biện...

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: '' quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những

Câu hỏi :

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: '' quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng''.

Lời giải 1 :

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh "Nước gương trong soi tóc những hàng tre", "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"

+ Nhân hóa "Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng''

- Tác dụng:

+ Với việc sử dụng biện pháp so sánh, Tế Hanh vừa giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm mà còn vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương. Mà nổi bật ở đây là nước của con sống quê hương, nó trong suốt như gương vậy. Hơn nữa, ở câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục so sánh "tâm hồn tôi" là "một buổi trưa hè" khiến người đọc thêm thích thú, có những liên tưởng độc đáo. "Tâm hồn tôi" ở đây hay chính là tâm hồn của tác giả, là một tâm hồn đang đắm chìm vào những ngày hè với biết bao kí ức tuổi thơ tươi đẹp.

+ Việc sử dụng thành công thủ pháp nhân hóa khiến câu thơ đặc biệt là sự vật được nhân hóa thêm sinh động hơn. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

Chúc bạn học tốt!

Đừng quên vote5* và cảm ơn nếu thấy hay nhé!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK