Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duycất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm thángquá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"Hãy bình luận ý kiến trên.Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản saua. Mở bài: Giới thiệu tác giả ( Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội...), tác phẩm( hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề...) và ý kiến nêu trong đề bài. ( 1 điểm)b. Thân bài: ( 8 điểm)- Giải thích ý kiến: ( 2 điểm, mỗi ý 1 điểm)+ Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện riêng - tứ thơ gói ghém một câu chuyện trongcuộc đời người lính trở về sau chiến tranh - người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ quathời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường". Rồi một lần " Thình lình đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhàthơ " vội bật tung cửa sổ" để đột ngột thấy "vầng trăng tròn", từ đó bao cảm xúc và suy ngẫm củatác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiềnhậu,..chợt ùa đến. Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy.+ Ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ: từ hình ảnh cụ thể, từ tâm trạng riêng của cá nhânnhà thơ biểu lộ cái khái quát, cái chung trong triết lý về cuộc sống của con người: lời cảnh tỉnh, lờinhắc nhở sống ân nghĩa, thủy chung, nhớ về cội nguồn.- Phân tích, chứng minh: ( 4 điểm, mỗi ý 1 điểm, đảm bảo phân tích cả nội dung và nghệthuật khái quát của các đoạn thơ). + Được viết theo thể thơ 5 chữ mang giọng điệu tâm tình, theo dòng chảy thời gian, ba khổthơ đầu là lời kể với nhịp thơ trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình bạn trikỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội, sống và chiến đấunơi rừng núi. Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau và cólẽ nhà thơ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy. Đó làquãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềmvui, hạnh phúc. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, ch vẻ đẹp bình dị vàvĩnh hằng của cuộc sống. Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuở nào " nhưngười dưng qua đường". Vì sao lại như vậy? Vì hoàn cảnh sống thay đổi... vầng trăng vẫn đi quaphố, qua ngõ nhưng nhà thơ không còn nhớ đến vầng trăng. Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi người tathay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, giankhổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm vớinhững chuyện tưởng chừng không bao giờ có thể lãng quên.+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm - một câu chuyện không hiếm gặp ở nướcta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng là chi tiết ẩn dụ mang tính biểu tượng cao về những thăngtrầm của cuộc sống. Vốn đã quen với ánh sáng ( cuộc sống sung sướng)- không thể chịu cảnh tốiom ( cuộc sống thiếu thốn, khó khăn). Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy sự khó chịu vàhành động khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng. Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện. Ngửa mặtlên nhìn trời, nhìn trăng... Tình huống đó như một cái cớ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK