Hai câu thơ "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh......Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" được trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu. Câu thơ đã thể hiện tình đồng chí trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Ở câu thơ đầu tiên "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh" đã thể hiện hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng toả sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan toả trong lòng của tất cá những người lính. Đến câu thơ tiếp theo, với việc sử dụng động từ "nắm" người đọc đã hình dung rõ nét tình đồng chí, động đội nơi đây. Cái tình cảm ấy thật giản dị, thật đơn sơ, thật mộc mạc nhưng ấm áp đến lạ thường. Các anh động viên nhau qua cử chỉ rất đỗi thân thuộc "nắm tay". Hành động ấy như là ngọn lửa sục sôi ý chí chiến đấu, như là hơi ấm sưởi ấm trái tim các anh. Thật cảm ơn nhà thơ đã đem đến những câu thơ hay tuyệt diệu như thế này. Nhờ có nhà thơ mà người đọc thêm hiểu, thêm yêu, thêm trân trọng những người đã ngã xuống vì màu cờ sắc áo, vì độc lập hòa bình cho Tổ quốc.
Trong vườn thơ dân tộc,không khó để ta bắt gặp những thi phẩm viết về đề tài quân đội nhưng để có được một tác phẩm thành công, gây được tiếng vang và đọng lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó quên thì không dễ mấy ai làm được. Riêng nhà thơ- người chiến sĩ cách mạng Chính Hữu bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của mình, ông đã khắc họa lên một bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí, đồng đội thật cảm động. Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, lẽ đương nhiên, hình ảnh của những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và sự hi vọng của cả dân tộc. Họ chính là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của nghĩa sĩ Cần Guộc năm xưa, bỏ lại sau lưng niềm thương, nỗi nhớ, rời xa quê hương, gia đình để đi chiến đấu, giành lại linh hồn cho Tổ Quốc. Từ những người xa lạ, họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội, gắn bó bền chặt, cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ những nỗi gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: " Anh với tôi.....không giày". Câu thơ chầm chậm vang lên mà đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ của Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với cái sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm. Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười đó là nụ cười giá buốt, lặng câm. Đọc đến câu thơ này ta không khỏi chạnh lòng khi thấu hiểu những nỗi gian lao, vất vả mà thế hệ ông cha ta đã phải trải qua, nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng làm chùn bước họ. Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, những người lính cùng chia sẻ những nỗi khổ đau. Chi tiết " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" thể hiện tình yêu đồng đội sâu sắc, cách bộc lộ tình yêu thương không ồn ào mà thấm thía trong cái buốt giá, gian lao. Những bàn tay tìm đến, truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, sức mạnh để vượt qua tất cả , đẩy lùi gian khổ, khó khăn. Quả thật, tình đồng chí càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó chân thực, gần gũi, không giả dối, cao xa. Tình cảm ấy đã lan toản trong lòng tất cả người lính. Tình đồng chí:
" Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong một chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết."
( NHỚ- Hồng Nguyên)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK