Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 So sánh hình ảnh người lính trong hai bài Đồng...

So sánh hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính * Điểm giống * Điểm khác câu hỏi 3264686 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

So sánh hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính * Điểm giống * Điểm khác

Lời giải 1 :

* Điểm giống nhau

- Viết về những người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến

- Có chung mục đích chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc thân yêu, vì độc lập dân tộc

- Có tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt nơi chiến trường

- Có tình đồng chí, tình đồng đội sâu nặng, luôn có ý chí dũng cảm bước lên phía trước

* Điểm khác nhau

- Đồng chí

  + Những người lính mang vẻ đẹp từ những vùng quê nghèo

  + Những người lính đến với cuộc kháng chiến là tinh thần yêu đất nước, họ trải qua những gian khổ "buốt giá", "chân không giày"...

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

  + Những người lính là những người có học vấn, có tri thức cao

  + Là những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần lạc quan, yêu đời

Thảo luận

Lời giải 2 :

- Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi với hình ảnh “những chiếc xe không kính”:
+ Gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến
+ Miêu tả chân thực con đường ra mặt trận đầy hiểm nguy
- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua sự tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp mọi hiểm nguy
+ Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy: “Ung dung buồng lái ta ngồi”
+ Họ đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái.
- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua tình cảm đồng đội và trái tim yêu nước:
+ Hình ảnh chân thực “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính
+ Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính
+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

- Cảm nhận về vẻ đẹp chung và riêng của hình ảnh người lính trong hai bài thơ

- Vẻ đẹp chung:
+ Lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc
+ Tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt
+ Sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

- Vẻ đẹp riêng:

+ Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực - lãng mạn;
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, bức chân dung người chiến sĩ lái xe hiện lên qua sự trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK