Thành 123 hỏi đáp 247
Tham khảo :
Tình yêu thương không chỉ ở lời nói mà còn phải được thể hiện qua hành động cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của tình yêu thương là thông qua hành động lời nói, cử chỉ, thái độ ứng xử của ta với mọi người xung quanh. Tình yêu thương ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được mở rộng đối với những người xa lạ hay đối với xã hội. Đó cũng không nhất thiết chỉ là tình cảm cá nhân với cá nhân mà đó còn là tình cảm giữa cá nhân với một tập thể một cộng đồng rộng lớn. Hay đó không nhất thiết chỉ là tình cảm giữa người với người mà đó còn là tình cảm đối với những món đồ vật hay với động vật thế giới xung quanh. Đó là sự rung động xúc cảm, là sự đồng cảm trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nhìn thấy một cụ già qua đường ta thấy xót thương, rung động và lo lắng. Từ suy nghĩ ấy ta hành động cụ thể bằng việc dắt cụ già qua đường. Nhìn thấy một chú chó bị ai đó vứt bỏ ven đường, ta động lòng và tìm cách giúp đỡ chú. Chỉ vài hành động nhỏ như thế thôi cũng đủ thể hiện tình yêu thương của ta dành cho mọi vật xung quanh. Khi nghị luận xã hội cũng như viết đoạn văn về tình yêu thương con người, ta thấy tình yêu thương được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó có thể là tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, trong các mối quan hệ như tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa anh chị em, giữa họ hàng thân thiết,… Nhìn thấy mẹ vất vả nấu từng bữa cơm trong gia đình, ta xúc động và tìm cách phụ giúp mẹ. Nhìn thấy bố đi làm vất vả lưng áo đổ đầy mồ hôi, ta cảm thấy xót xa và yêu thương bố nhiều hơn. Thấy tóc của ông bà ngày bạc, lưng càng còng dần xuống, tự nhiên ta thấy lo lắng và quan tâm đến ông bà. Hay đó cũng có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ, thoáng lướt qua nhau trên đường. Thấy một cháu bé lạc đường, ta tốt bụng giúp cháu bé tìm về nhà. Hay chỉ đơn giản là một câu chỉ đường với một người xa lạ trên đường. Có thể thấy, tất cả những điều ấy, chính là điển hình cho tình yêu thương. Có thể thấy, tình yêu thương luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Trong xã hội hiện nay, nếu như nói tình yêu thương dường như đang dần mất đi và con người càng trở nên vô cảm thì có lẽ không hoàn toàn hợp tình hợp lý. Bởi lẽ bởi vì sự đảo lộn trắng đen của những mặt người tồn tại khiến cho tình yêu thương chỉ là ngọn lửa nhỏ bé mong manh. Tình yêu thương có thể dễ tìm thấy hay không thì có lẽ phải đến từ tác động bên ngoài.
Mở bài:
- Môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới.
- Bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của tất cả mọi người bỏi: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
II. Thân bài:
1. Vai trò của môi trường sống
- Cuộc sống của con người không thể tách rời môi trường sống
- Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường: thức ăn, không khí để thở, nhà ở, phương tiện làm việc...
- Những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo” thực chất cũng có nguồn gốc từ môi trường.
- Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Con người là một trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.
2. Thực trạng môi trường trên Trái đất hiện nay
- Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc, cạn kiệt và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật; rừng trơ trụi, bão lũ bất thường; không gian đầy khí độc và nhiệt độ trái đất nóng dần lên vì hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Do trình độ hiểu biết của con người còn thấp; thói xấu ích kỉ, tư lợi dẫn đến nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, cố tình huỷ hoại môi trường.
+ Sự khai thác quá mức của con người, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu đồng bộ, thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
- Các hành động gây ô nhiễm môi trường:
+ Xả rác, nước thải, khí thải công nghiệp không qua quá trình xử lí.
+ Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng khai phá đất canh tác...
+ Dùng hoá chất tuỳ tiện, phá huỷ nguồn nước, đất trồng.
+ Đánh bắt thuỷ hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét...
+ Xả khói bụi, gây tiếng ồn ở các thành phố...
- Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường:
+ Thực phẩm bị ô nhiễm vì hoá chất.
+ Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm.
+ Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ở một số nước.
+ Ô nhiễm không khí, tầng Ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và chất lượng cuộc sống.
+ Thiên tai ngày càng dữ dội do khí hậu trái đất nóng dần lên: động đất, núi lở, lũ bùn, lũ quét, sóng thần, mưa bão liên miên gây ra những thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản trên khắp thế giới.
+ Tất cả những điều này đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hoà bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.
3. Giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân
- Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều đã ý thức được tình trạng này và đưa ra những giải pháp vĩ mô; xử lí khí thải, nước thải, rác thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển tiềm năng rừng, biển.
- Nhà nước đã đưa ra những giải pháp xử lí nghiêm minh, cứng rắn.
+ Bộ luật hình sự năm 1999 có điều khoản quy định: “Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”.
+ Đã có tổ chức cảnh sát môi trường ở Trung ương và địa phương.
- Mỗi người cần ý thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề của từng cá nhân, từng gia đình: giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm tiêu dùng để bảo vệ tài nguyên, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng cộng đồng...
- Giáo dục thường xuyên để nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Trồng cây gây rừng, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ rừng.
- Nghiêm cấm các hành vi săn bắt thú rừng và đánh bắt thuỷ hải sản có tính chất huỷ diệt.
- Bảo vệ nguồn nước sạch.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống hằng ngày.
- Di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu dân cư. Có chế độ kiểm tra chặt chẽ việc xả nước thải và khói thải công nghiệp.
- Xử phạt nặng, quyết định chấm dứt hoạt động đối với các nhà máy, xí nghiệp vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm luật bảo vệ môi trường.
4. Liên hệ bản thân
- Bản thân có thái độ ứng xử như thế nào với môi trường? Nêu rõ điểm tích cực, tiêu cực và định hướng hành động để có thể trở thành một cư dân thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ và làm cho môi trường sống ngày càng có chất lượng tốt hơn.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống.
- Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm góp phần làm cho môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp, để Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung của chúng ta
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK