Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Phân biệt câu bình thường,câu đặc biệt và rút gọn...

Phân biệt câu bình thường,câu đặc biệt và rút gọn câu.Chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết.Cho ví dụ câu hỏi 313727 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân biệt câu bình thường,câu đặc biệt và rút gọn câu.Chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết.Cho ví dụ

Lời giải 1 :

2, Câu đặc biệt

a,Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

b,

Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

– Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

c,

Ví dụ các câu đặc biệt:

– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).

– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).

– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).

– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).

Thảo luận

-- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn. Ví dụ: ( Câu có đủ hai bộ phận chính: - Bạn đi xem... xem thêm

Lời giải 2 :

Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ: 
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa! 
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK