Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình...

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ

Câu hỏi :

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thú hằn cái giống Việt gian bán nước … Lại còn bao nhiêu người láng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? … Câu 1: Đoạn trích trên là lời nhân vật nào? Diễn ra trong hoàn cảnh nào? Trích từ tác phẩm nào? Của ai? (1đ) Câu 2: Xác định câu đặc biệt và thành phần tình thái trong đoạn? (0.5đ) Câu 3: Chỉ ra một thành ngữ trong đoạn văn và giải nghĩa thành ngữ đó? (1đ) Câu 4: Hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn là gì? Tác dụng? (1đ) Câu 5: Viết một đoạn văn ~12 câu theo phép lập luận tổng phân hợp làm rõ tâm trạng của nhân vật “Ông lão” qua đoạn trích trên (có sử dụng khởi ngữ và một câu hỏi tu từ - gạch chân, chú thích).

Lời giải 1 :

a. -Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Làng.

-Tác giả là Kim Lân.

-Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

b.Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái "Chả nhẽ"

c. -Ông lão trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.

-“Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!" là lời độc thoại của nhân vật.

-Điều “nhục nhã" được nhắc đến trong câu là khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

d. -Biện pháp tu từ: Sử dụng câu hỏi tu từ

-Tác dụng: + Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc.

+ Nhằm bộc lộ cảm xúc lo lắng, đau lòng, buồn tủi của ông Hai đối với người trong làng, cũng như tin làng theo giặc.

Thảo luận

-- Mik thấy đúng r sao lại note 1 sao nhể

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK