Trang chủ Địa Lý Lớp 6 câu1; trình bày hiện tượng tự quay trục của trái...

câu1; trình bày hiện tượng tự quay trục của trái đất và hệ quả của nó ? câu2; vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất? câu3;

Câu hỏi :

câu1; trình bày hiện tượng tự quay trục của trái đất và hệ quả của nó ? câu2; vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất? câu3; a)người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng cá loại kí hiệu nào? b)tại sao khi sử dụng bản đồ ,trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? caau4 hãy nêu sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên ?kể tên 2 bình nguyên ở nước ta? câu 5 hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống của con người trên trái đất ? caau6 dựa vào hiểu biết thực tế em hãy viết em hãy viết 1 bản tin dự báo thời tiết của ninh bình vào 1 ngày bất kì?

Lời giải 1 :

Câu 1:

a) Hiện tượng ngày và đêm.

- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.

- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.

b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.

- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.

- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.

Câu 2:

Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:

- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Câu 3: 

a)

- Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:

  • Kí hiệu điểm (ví dụ: cảng biển
  • Kí hiệu đường (ví dụ: đường ranh giới quốc gia)
  • Kí hiệu diện tích( ví dụ: vùng trồng lúa) 

b)Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Câu 4:

- Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.

+ Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.

Câu 5:

Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất:

- Các hiện tượng thời tiết mây, mưa, sấm chớp, gió, bão, sương mù..tảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. 

- Khí quyển chứa oxi duy tri sự sống trên Trái Đất, ngoài ra hơi nước trong khí quyển cũng cung cấp độ ẩm và nguồn nước cho sự sống.

- Lớp ô dôn trong tầng bình lưu có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

Sorry câu 6 bạn tự lm nhé! Chúc bạn học tốt!

Thảo luận

-- bn có lm đúng theo thứ ko
-- Thứ j?

Lời giải 2 :

Câu 1: 

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

- Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

- Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

  • Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
  • Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. 
  • Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

 Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

MÌNH CHỈ BIẾT BẤY NHIÊU THÔI. SORRY NHA ^_^.

~chúc bạn học tốt~

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK