Nguyễn Tuân là nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí “Người lái đò sông Đà” đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong “Bát rượu máu”, những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Người lái đò đó là một nhân vật khuyết danh, có thể tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp phục vụ cho chủ nghĩa duy mĩ vốn theo suốt Nguyễn Tuân trong cuộc đời. Đó là một ông lão gần 70 tuổi, đã xuôi ngược dưới dòng Đà Giang hơn trăm lần và trực tiếp cầm lái hơn 60 lần. Dưới ngòi bút người nghệ sĩ, ông lái đò hiện lên với phẩm chất đáng trọng, trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm
Tham khảo :
Tác phẩm Người lái đò Sông Đà được tác giả sáng tác trong một chuyến đi thực tế, vẻ đẹp thiên nhiên vùng núi Tây Bắc và hình ảnh người lái đò sông Đà chính là những điểm nhấn quan trọng. Trên nền của thiên nhiên Tây Bắc hình tượng ông lái đò sông Đà hiện lên thật khỏe khắn và tài hoa.
Hình ảnh người lái đò hiện lên qua những miêu tả ngoại hình từ tác giả “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà”, công việc vốn nguy hiểm, cần nhiều sức lực nhưng ông vẫn gắn bó với nghề. Thế giới của ông đó là vượt qua nhiều nguy hiểm “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” nhưng bằng sự am hiểu tường tận từng con thác, xoáy nước, tảng đá trên sông đã giúp ông vượt qua thử thách từ thiên nhiên.
Công việc của ông có thể xem là đối mặt với “thần chết” nhưng lúc nào người lái đò cũng tự tin, bình tĩnh vượt qua khó khăn, đó không chỉ là sự am hiểu về con sông Đà mà còn là tài năng của người lái đò khi điều khiển con thuyền vượt qua thử thách từ thiên nhiên. Tài năng của người lái đò thể hiện đậm nét trong cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên – thời điểm ông lái đò vượt qua con sông Đà hung hãn, con sông hiểm trở, thử thách bao nhiêu thì người lại đó càng giỏi giang và mạnh mẽ bấy nhiêu. Không chỉ là người tài hoa mà người lái đò sông Đà còn toát lên sự bình dị, khiêm tốn đó là thời điểm mà con thuyền đã về bến an toàn, mọi người tập trung cùng nhau ăn uống và tuyệt nhiên không có một lời nói nào về những mối nguy hiểm họ vừa trải qua, những con người bình dị xem những mối nguy hiểm đó trở nên bình thường và công việc mỗi ngày mà thôi.
Tác giả đã thực sự thán phục và tôn vinh người lái đò là những con người tài hoa bởi để vượt qua con sông Đà hung hãn, ngang tàn người lái đò phải thực sự giỏi giang, tinh thần thép, thuần thục những kĩ năng điều khiển giúp con thuyền vượt qua muôn trùng sóng gió, bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể phải trả giá bằng cả tính mạng.
Với một chuyến đi trải nghiệm thực tế tác giả Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung ra công việc hàng ngày của một người lái đò thật sự nguy hiểm và nhất thiết phải có sự dũng cảm, can trường. Người lái đò trên con sông Đà là đại diện cho những con người lao động Tây Bắc giỏi giang, tài hoa và khiêm tốn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK