Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỀ 1: Nhà văn Helen Keller đã từng nói: “Chúng...

ĐỀ 1: Nhà văn Helen Keller đã từng nói: “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói quen xấu tồi

Câu hỏi :

ĐỀ 1: Nhà văn Helen Keller đã từng nói: “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói quen xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người”. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thói xấu tồi tệ nhất được nhắc ở trên.

Lời giải 1 :

Ngày nay, vấn đề vô cảm của con người đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội. Thật vậy, sự vô cảm được biểu hiện bằng việc con người thờ ơ, lãnh cảm và bỏ mặc những câu chuyện xung quanh mình hay với cả những nỗi đau, buồn thương của những người xung quanh. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan đó là cuộc sống hiện đại bận rộn, lối sống cá nhân được đề cao và việc sợ dính phải phiền phức nếu can thiệp vào chuyện của người khác. Thế nhưng, hiện tượng vô cảm này có thể sẽ để lại rất nhiều hậu quả về mặt đạo đức của con người trong cuộc sống. Nếu như cuộc sống này không còn tình thương, cuộc sống này sẽ trở nên tồi tệ đến mức nào? Con người sẽ chỉ như những người máy lo việc của mình, rồi về nhà và ngày mới lại bắt đầu. Hậu quả đó là sự suy giảm về truyền thống tương thân tương ái, suy giảm về đạo đức, suy giảm về sự gắn kết và tinh thần cộng đồng. Con người dường như đối xử với nhau lạnh nhạt và không một chút tình thương. Một cộng đồng và dân tộc như vậy thì sao có thể có đủ sức mạnh để băng qua những khó khăn, gian khổ. Theo em, mỗi người nếu mà không quan tâm đến chuyện xã hội thì ít nhất cũng cần quan tâm đến những người thân trong gia đình của mình. Tóm lại, sự vô cảm của con người chính là mầm mống phá hủy sự đoàn kết, yêu thương và tử tế trong cuộc sống.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói: “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng”. Ý nghĩa của ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống này. Vậy muốn có được lòng yêu thương, bao dung, vị tha cao thượng thì trước hết chúng ta hãy “đừng sống giống như hòn đá”. Hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia - trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá. Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Cần phải tăng cường hành động hành động yêu thương nếu như chính ta muốn được yêu thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” . Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK