Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 1. Nêu nhận xét của em về vẻ đẹp và...

1. Nêu nhận xét của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) và Thúy Kiều (Truyện

Câu hỏi :

1. Nêu nhận xét của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) và Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du). 2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. 3. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong 2 bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. 4. Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. a. Cụ giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò: "Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm như lời thầy dặn". (Hà Ân, Chuyện về người thầy) b. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) c. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cẩm nổi bút thướt. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) d. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.". (Theo Hạt giống cho tâm hồn, tập 4) (Lưu ý: Ở câu d, các em chú ý cụm từ "viết lên cát" để xác định được lời dẫn mình tìm được là lời nói hay ý nghĩ.) 5. a. Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong câu sau và vận dụng phương châm hội thoại đó để phân tích lỗi trong câu. Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ tôi. b. Giải thích nghĩa của 2 câu thành ngữ sau và cho biết mỗi câu thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Nói có sách, mách có chứng; - Nói có đầu có đũa; 6. Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em bắt gặp giữa cuộc sống đời thường (Bài làm cần kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).

Lời giải 1 :

Nhận xét là có một nét đặc trưng ko thể lẩn lôn và rất duyên dáng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.

* Số phận

 Trong xã hội phong kiến xưa với đầy những hủ tục, lạc hậu, số phận người phụ nữ có thể nói là vô cùng cực khổ, bấp bênh, chìm nổi, họ không được coi trọng. Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức. Thúy Kiều cũng đã nhiều lần tự tử  với mong muốn để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.Vũ Nương là nạn chân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cahs gia truỏng, hay ghe, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát. Thúy Kiều là nạn nhân của của xã hội đồng tiền đen bạc. Vì đồng tiền mà sia nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình khiến Kiều phái bán thân mình cho Mã Giams Sinh. Cũng vì tiền mà Mã Giams Sinh và Tú bà độc ác đã đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Số phận của người phụ nữ phong kiến thật xót xa.

* Vẻ đẹp

Mặc dù ở trong hoàn cảnh đầy rẫy những bất công như thế, ở những người phụ nữ vẫn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn thanh cao. Họ đều là những người phụ nữ không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có cả tấm lòng đẹp đẽ. Trước hết là vẻ đẹp ngoại hình, đẹp người. Vũ Nương có tính cách thùy mị, nết na”, nét đẹp dịu dàng, hiền hậu, dễ mến.Thêm vào đó lại tư dung tốt đẹp. Kiều chính là đỉnh cao của nhan sắc , một vẻ đẹp" sắc sảo, mặn mà" khiến cho " hoa ghen, liễu hờn" với " Làn thu thủy nét xuân sơn".

 Vẻ đẹp bên ngoài còn đi liền với một tâm hồn thanh cao, đúng là " đẹp người, đẹp nết". Với Vũ Nương, tính tình nàng không những thùy mị nết na, khéo léo, không màn danh lợi mà còn rất đảm đang, hiếu thảo, chung thủy, sắt son với chồng, hi sinh cho gia đình. Chồng đi vắng, nàng ở nhà lo lắng, chăm sóc cho con cái, mẹ già, làm thay cả bổn phận của 1 người cha, 1 người con. Còn Thúy Kiều là 1 người đa tài ,  chung thủy, sắt son; hiếu thảo với cha mẹ, Trong “tứ đức”, “công” là tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ tài giỏi khi họ có đủ các món nghề: “cầm, kỳ, thi, họa”. Và Thúy Kiều có đủ các món ấy. Nàng luôn thủy chugng một lòng với Kim Trọng. Vì hiếu thảo voiw cha mẹ nên nagf đã quyết định bán thân chuộc cha. 

 Như vậy Vũ Nương  và Kiều đều là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

2.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. ... Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình. Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.

3.

Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi với hình ảnh “những chiếc xe không kính”:
+ Gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến
+ Miêu tả chân thực con đường ra mặt trận đầy hiểm nguy
- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua sự tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp mọi hiểm nguy
+ Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy: “Ung dung buồng lái ta ngồi”
+ Họ đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái.
- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua tình cảm đồng đội và trái tim yêu nước:
+ Hình ảnh chân thực “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính
+ Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính
+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

4.

1a. Lời dẫn :" Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm như lời thầy dặn".

=> Đây là lời nói  và là lời dẫn trực tiếp

b. Lời dẫn : : "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

=> Đây là lời nói và là lời dẫn trực tiếp

c. Lời dẫn : chắc chỉ người thạo mới cẩm nổi bút thướt.

=> Đây là ý nghĩ và là lời dẫn trực tiếp

d. Lời dẫn : "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.".

=> Đây là lời nói và là lời dẫn gián tiếp

5.

a. Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ,  trong câu này đã sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tin ( hôm nay- ngày)

b." Nói có sách, mách có chứng" có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

=> Thành ngữ liên quan đến phương châm về chất

- "Nói có đầu có đũa" là khi giao tiếp , cần chú ý ns ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ

=> Phương châm cách thức

6.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu chung về câu chuyện cổ tích mà em bắt gặp giữa cuộc sống đời thường.

+ Câu chuyện đó có nội dung như thế nào?

+ Câu chuyện đó để lại trong em những cảm xúc gì?

2, Thân bài

- Sức sống mãnh liệt của cậu bé Thiện Nhân

+ Bị mẹ ruột bỏ rơi nơi vườn hoang ngay từ lúc mới sinh ra

+ Bị tàn tật

=> Vẫn gieo một hi vọng được cắp sách tới trường

- Một sự may mắn vô cùng to lớn đã đến với bé

+ Cô Mai Anh, ở Hà Nội đã quyết định nhận bé về nuôi

+ Được đến trường

3, Kết bài

- Tình cảm của em dành cho bé Thiện Nhân

II, Bài văn tham khảo

Tuần lễ khai giảng vừa qua, em đã được chứng kiến một câu chuyện cổ tích có thật. Đó là câu chuyện cậu bé "Phùng Thiện Nhân" được cắp sách tới trường dù cậu không được lành lặn như bao đứa trẻ khác.

Nói về sức sống mãnh liệt, có lẽ không thể không nhắc tới bé Thiện Nhân. Bị mẹ ruột bỏ rơi nơi vườn hoang ngay từ lúc mới sinh ra, Thiện Nhân bị thú rừng cắn mất bộ chân sinh dục và chân trái thế nhưng ròng rã 3 ngày, cậu bé vẫn sống. Những tưởng cuộc đời của cậu bé đến đây là kết thúc, nhưng không, một điều kì diệu và may mắn đã đến với cậu bé này!

Đó là cô Mai Anh, ở Hà Nội đã quyết định nhận bé về nuôi vì xúc động trước hoàn cảnh của bé. Đây thực sự là một quyết định mà không phải ai cũng làm được. Bởi chẳng ai có đủ can đảm nhận nuôi một bé tàn tật. Nhiều người ngoài cuộc còn không ngừng phán xét rằng: "Cô này bị điên rồi". Nhưng không, cô Mai Anh vẫn kiên quyết nuôi em, vẫn kiên quyết gieo mầm sự sống cho em, cho em được thực hiện ước mơ của mình.
Câu chuyện của bé Thiện Nhân và cô Mai Anh thực sự là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại về bản năng sống mạnh liệt của một em bé nhỏ và tình yêu thương, rung cảm trước số phận éo le đã làm xúc động hàng triệu người. 

Ngày 5/9 vừa qua, Thiện Nhân đã chính thức trở thành học sinh lớp Một, Trường tiểu học Tràng An, Hà Nội. Trong buổi tổng duyệt, Thiện Nhân mạnh dạn đứng xếp hàng ở vị trí đầu tiên. Thiện Nhân còn dỗ một bạn nam đang khóc nhè ở hàng bên cạnh rằng: “Sao thế? Chỉ là vào lớp Một thôi mà!”.

Thật vậy, bé Thiện Nhân là hiện thân của sức sống bản năng mãnh liệt, sự hiện diện của bé trong cuộc đời này đã nhân lên lòng nhân ái trong biết bao con người. Sau những tháng ngày vận lộn để sinh tồn, nay bé đã sống trong vòng tay thương yêu của một đại gia đình. Câu chuyện về cuộc sống của bé Thiện Nhân đã trở thành “chuyện cổ tích hôm nay” - cổ tích về sức sống bản năng mãnh liệt.

Bạn tham khảo nha.-.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK