Đáp án:
Giải thích các bước giải: Nếu thiếu hụt phân bón cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém, cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi.
Cây trồng dư thừa phân bón
Cây trồng sẽ có những triệu chứng/biểu hiện:
- Thừa đạm (N) cây sinh trưởng/phát triển quá mạnh, cây yếu dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biết với các loại đạm vô cơ sẽ không chuyển hóa hết làm tích lũy gây độc cho cây, tích lũy NO3- trong sản phẩm gây hại cho sức khỏe của con người.
- Thừa lân (P) sẽ làm nông sản chin sơm, chưa kịp tích lũy các chất (tinh bột, đường, protein,…) để có một vụ mùa đạt năng suất cao.
- Thừa kali (K) ở mức thấp sẽ hạn chế cây hấp thu một số chất như magie, natri,…dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây trồng.
- Thừa magie sẽ làm thiếu hụt kali, thừa lưu huỳnh thì bị cháy lá hoặc lá nhỏ.
Cây trồng thiếu phân bón
Thiếu các chất dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, không bình thường, giảm năng suất, cây trồng sẽ có một số biểu hiện như:
- Thiếu đạm(N) cây sẽ sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, lá cây sẽ úa vàng, khả năng quang hợp yếu, năng suât giảm mạnh, khả năng phân cành, đẻ nhánh kém.
- Thiếu lân (P) lúc đầu lá màu xanh đậm, xuất hiện các vệt có màu đỏ sẫm, biểu hiện từ dưới lên, từ ngoài mép vào, lá nhỏ, sinh trưởng kém, chậm.
- Thiếu kali (K) là có bề ngang hẹp, lá ngắn, mép ngoài lá bị héo và khô.
- Thiếu hụt magiê (Mg) lá vẫn còn xanh nhưng gân bị úa vàng.
- Thiếu hụt lưu huỳnh (S) gân lá chuyển vàng khi thịt lá còn xanh, sau đó mời dần chuyển vàng.
- Thiếu hụt canxi (Ca) các lá non mới ra thường bị biến dạng, cong queo, bộ rễ kém phát triển.
- Thiếu hụt sắt (Fe) màu sắc của phần thịt lá chuyển dần từ xanh sang trắng hay vàng, gân lá vẫn còn màu xanh.
- Thiếu mangan (Mn) phần gân lá có màu vàng, thịt lá xuất hiện các đốm màu vàng rồi bị hoại tử.
- Thiếu hụt đồng (Cu) cây có triệu chứng chảy gôm, đỉnh lá có màu trắng.
- Thiếu hụt bo (B) chồi bị chết, chồi lụi dần, các lá non chết dần, không có hoa hoặc hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, dễ rụng.
- Thiếu hụt kẽm (Zn) lá nhỏ, biến dạng, thịt lá có màu vàng nhưng phân gân lá vẫn giữ màu xanh.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK