DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt vấn đề:
2. Thân bài:
* Giải thích
- Trân trọng: là quý trọng, coi trọng bản thân mình.
-> cả câu muốn khuyên chúng ta hãy đối xử với chính chúng ta bằng thái độ coi trọng và nâng niu nhất. Bản thân chúng ta không trân tọng chính mình thì sẽ rất khó có người nào có thể trân trọng ta. cuộc đời con người là một bức tranh và nó có màu mỡ hay không là do chính bản thân mỗi con người.
* Biểu hiện
- Một con người biết nâng niu, trân trọng cuộc sống là một người luôn:
+ Tạo cho mình những thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống, chế độ nghỉ ngơi
+ Luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để cuộc sống ngày trở nên tốt đẹp hơn
+ Có tấm lòng bao dung, vị tha đối với chính bản thân mình và mọi người xung quanh
* vai trò
Việc đối xử tốt với bản thân có một vai trò rất lớn:
+ Hoàn thiện chính bản thân chúng ta
+ Giúp cho con người ngày càng có cuộc sống thoải mái
* Ý nghĩa
+ Khi trân trọng cuộc đời mình sẽ đem lại cho bạn sự bình yên, hạnh phúc.
+ Trân trọng cuộc đời mình bạn sẽ được sống thật với chính mình, không cần phải ngụy trang bản thân bằng những vỏ bọc giả dối.
+ Đối xử trân trọng với cuộc đời sẽ đem đến cho bạn một cuộc đời có ý nghĩa. Từ đó phát triển xã hội ngày một đi lên
* Phản đề: vậy mà hiện nay vẫn còn có rất nhiều người sống thơ ờ, buông thả, vô trách nhiệm với chính cuộc đời mình.
3. Kết bài
- tổng kết vấn đề.
- liên hệ bản thân: Mỗi con người chúng ta nên trân trọng cuộc sống của chính mình vì một tương lai tốt đẹp hơn
Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, thường chỉ đạt được sau một thời kì phấn đấu lâu dài.
– Về nội dung, đây là ý kiến chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và chân chính.
2. Bàn luận về ý kiến
* Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích
– Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu kết quả tốt, mà chỉ cầu được đánh giá tốt. Kẻ nào càng vụ lợi thì lại càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra những thành tích giả.
– Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.
* Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu
– Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế loại người này thường kiên nhẫn trong mọi công việc để tạo nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ chỉ có những thành quả thực sự mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt.
– Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.
3. Bài học về nhận thức và hành động
– Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.
– Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả.
Ví dụ 2: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Đáp án chi tiết
1. Đặt vấn đề
– Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành sự sống.
– Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm hồn mình tàn lụi”.
2. Giải thích câu nói của Kusin
– “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ được sống một lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo Norma Kusin, có một nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống”. Tại sao lại thế?
– “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời.
3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin
– Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? – Cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?
– Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là mình.
4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK