Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày...

Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó Đề 2: Kể lại

Câu hỏi :

Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó Đề 2: Kể lại 1 giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày Làm giúp mình 2 đề với ,cảm ơn

Lời giải 1 :

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

- Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

- Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đề 1:

Trang xa nhớ!

Cảm ơn cậu đã gửi thư cho mình! Việc cậu nhờ mình hôm trước, ngay sáng nay mình đã hoàn thành rồi. Cô Hồng Hà, hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Kết đã giúp đỡ mình rất nhiều để hoàn thành đề án giáo dục đó.

Dạo này cậu có khỏe không? Công việc ở trên đó vẫn khá chứ? Ở Thái Nguyên, đồ dùng giảng dạy chắc vẫn còn nhiều thiếu thốn nhỉ? Còn mình ở dưới này, tòa soạn cũng tạo nhiều điều kiện đi đây đi đó viết bài, thu nhập cũng tạm ổn. Nói chung là đủ mình sắm sửa thôi, còn đâu, phần ông xã nuôi cả nhà.

Thật là tiếc cho cậu vì không được về thăm trường. Sau hai mươi năm, cái tên trường tiểu học Đoàn Kết tuy vẫn chưa thay đổi, có lẽ là vì các thầy cô muỗn giữ truyền thống của trường; nhưng trường thì có nhiều đổi thay lắm. Cậu biết không? Mình đã nhắm đúng ngày 20 – 11 để về trường đấy. Không khí chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam cộng thêm khí trời mát mẻ của mùa thu làm mình càng thêm náo nức, hồ hởi như chính mình vẫn còn là học sinh của trường vậy. Cái con đường đất tồi tàn ngày xưa dẫn từ cổng vào sân trường chúng mình nay đã được đổ bê tông phẳng phiu, hai bên đường còn trồng cả hoa loa kèn nữa, rất đẹp! Cả sân trường cũng được láng xi măng và chia ô gọn gàng, chẳng bù cho chúng mình ngày xưa nhỉ. Cậu còn nhớ không, có một lần chúng mình đi học muộn, hai đứa chạy vắt chân lên cổ mà chạy. Trời mưa, sân trường ướt và trơn nhiều, mình còn bị ngã và sứt mất một cái răng cửa, vừa tức, vừa đau lại vừa buồn cười. May mà sau này thay răng cửa đi, nó mới lại bình thường, không thì bây giờ ế chồng chết! Cô Hồng Hà ngày xưa dạy đội tuyển chúng mình nay đã là hiệu trưởng, tóc cô đã bạc đi nhiều, da cũng nhăn hơn, không còn trắng hồng và căng mịn như ngày xưa chúng mình thường mơ ước nữa. Cô dẫn mình vào trường, qua hàng liễu xanh quanh ao cá, mình đã t,hấy thấp thoáng ngôi trưộng cao cao, vàng vàng. Tim mình đập liên hồi, nước mắt mình như muốn ứa ra. Mình cảm nhận được điều đó vì tay cầm máy ảnh cửa mình đang run lên, sống mũi thi cay cay. Chao ôi! Biết dùng từ gì nhỉ? Bước chân mình lúc đó không biết như chậm hơn, sững lại hay nó đang muốn chạy lại gần nữa khi trước mặt mình là một ngôi trường tiểu học cao năm tầng, to bề thế và rất sạch đẹp. Mình thực lấy làm kinh ngạc về điều đó. Hôm nào, mình gửi ảnh lên cho cậu tận hưởng cảm giác ấy luôn. Cái cảm giác mà biết bao nhiêu cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, xúc động cứ lộn răng phèo lên trong tâm trí mình. Trường được quét sơn bóng rất mịn và đẹp, cửa sổ các phòng toàn bằng kính cách âm không như ngói trường ngói đỏ cấp bốn mà ngày xưa bọn mình từng học, đường thì kém chất lượng, lại hay lở vách. Qua cô Hà, mình được biết rằng trường hiện có ba mươi lăm lớp học, với hơn ba mươi thầy cô giáo. Đang mải nói chuyện, bỗng mình giật mình vì tiếng trống trường vang lên. Mình mới để ý chiếc trống đã được thay mới. Từ khắp các góc sân trường, các em học sinh đã ngưng những trò chơi của mình để tập trung lại phía trước tiền sảnh, nhanh chóng xếp ghế thẳng hàng đặt biển tên lớp trước mặt: Lớp 5A, lớp 5B, rồi 5C, 5D, 5E, 5G, 51; 4A,.„ 41; 3A, 31; 2A,.„ 21; 1A,… 1I. Trên tiền sảnh là một tấm vải xanh rộng được căng ra làm phông, trên có dán chữ trắng: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2021. Có đặt phía trước rất nhiều lẵng hoa đẹp, mình cũng mang bó hoa tươi thắm đến tặng các thầy cô. Có nhiều thầy cô khóa mới còn trẻ hơn mình nhưng trong đó có một gương mặt quen thuộc mà nhìn qua mình đã nhận ra và chắc cô đã thoáng nhận ra. Cô Lan!, mình chạy đến ôm chầm lấy cô, biết bao ánh mắt hướng vào nhưng mình không cảm thấy ngượng vì hành động trẻ con này, mình vẫn cứ muốn ôm cô mãi, nước mắt cả hai cô trò ứa ra ướt đẫm cả vai áo. Hai cô trò cùng ngồi ôn lại kỉ niệm cũ và tận hưởng không khí náo nức của ngày nhà giáo Việt Nam, nghe những tiết mục văn nghệ của các em học sinh mình như thấy lại hình ảnh chúng mình ngày xưa. Dưới gốc cây phượng vĩ kia, chúng mình đã cùng nhau ôn bài, chơi trò bập bênh và ghép hình cánh bướm ép vào vở. Góc sân chỗ gần phòng hiệu trưởng trước kia là nơi cả lớp mình cùng cô Lan chơi trò mèo đuổi chuột. Những cảm xúc, kỉ niệm bồi hồi như đang quay trở lại với rnình. Sau buổi lễ, cô Hồng Hà lại dẫn mình di một vòng quanh trường và các lớp học để chụp ảnh. Các bảng của trường đều đã được hay bằng máy chiếu, trang thiết bị đèn quạt và công cụ giảng dạy đầy đủ và rất hiện đại. Nên công việc giảng dạy đã bớt khó khăn hơn. Học sinh thì mỗi em một bàn ngăn nắp, sạch sẽ. Cô dẫn mình qua phòng truyền thống của trường, căn phòng rộng cheo đầy những bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng, còn có những huân chương, cờ lưu niệm, giấy khen về văn nghệ, thể thao. Trang ơi! Cậu biết không? Chính giữa bức tường là ảnh các lớp học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh và thị xã từ trước đến nay, có cả tớ, cậu, Hiền, Trang B và Phương Linh, Đức Anh nữa. Cô dẫn mình đến phòng hiệu trưởng để bàn về vấn đề giáo dục phổ thông ở đây, mình đã ghi chép hết những tiến bộ về cải cách giáo dục. Ngay tối nay, mình sẽ gửi cho cậu bức thư này và công việc trên giấy tờ đó. Mình cùng sẽ gửi lên cho cậu những bức ảnh về trường, về căng tin, về sân trường rợp bóng cây xanh và hoa nở, về cả các thầy cô giáo và học sinh trong trường. Mình hi vọng cậu sẽ hài lòng về việc cậu đã nhờ mình.

Chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc! Nhớ viết thư xuống cho mình nhé! Ngay ngày mai, mình sẽ đón xe trở về Gia Lâm, hôm nào cậu xuống chơi, nhớ gọi cho mình để hai bọn mình cùng về lại thăm trường nhé!

Đề 2:

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng ông từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Chó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lông ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK