Câu 1:
* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.
* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.
Câu 2:
a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.
Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực, diễn tả sâu sắc những tình cảm của hai anh em.
b.
* Tên truyện liên quan đến ý nghĩa của truyện : người lớn chia tay thì trẻ con và đồ chơi của chúng cũng phải chia tay, xa nhau.
Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ, gợi sự ngây thơ, trong sáng. Trong truyện, chúng không có lỗi cũng giống như Thành và Thủy nhưng cũng phải chia tay.
Câu 3: Các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm với nhau:
- Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh.
- Thành nhường đồ chơi cho em, giúp em học tập và đưa em đi chơi.
- Thủy biết anh Thành sợ ma nên nhường con Vệ Sĩ gác đêm cho anh.
Câu 4:
* Lời nói và hành động của Thủy có sự mâu thuẫn khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: Thủy rất giận dữ khi thấy anh chia Vệ Sĩ và Em nhỏ ra nhưng cũng thương anh vì sợ đêm anh không có con Vệ Sĩ canh gác.
* Cách giải quyết mâu thuẫn là bố mẹ Thủy không chia tay nhau nữa thì búp bê cũng không phải chia rời.
* Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết là để con Vệ Sĩ cạnh con Em Nhỏ. Chi tiết này gợi cho em thấy Thủy là một đứa bé giàu lòng vị tha, thương anh và thương cả búp bê. Thủy chấp nhận mình bị chia lìa còn hơn là để búp bê phải xa nhau.
⟹ Sự chia tay của hai anh em thật là vô lý.
Câu 5:
* Chi tiết trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng là: Từ nay Thủy sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại ở xa trường, mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một cái thúng đi bán hoa quả.
* Chi tiết khiến em cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng. Nhưng Thủy lại nói Thủy không đi học nữa.
⟹ Chi tiết này khiến em cảm động là bởi vì chỉ do bố mẹ chia tay mà Thủy không còn được đi học, phải lao động kiểm tiền khi vẫn đang độ tuổi cắp sách tới trường.
Câu 6:
* Thành thấy kinh ngạc khi thấy “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn như mọi ngày: yên ả, tươi đẹp chỉ có Thành và Thủy là phải chịu tổn thương xa rời, Thành tâm hồn dường như đang nối giông bão.
⟹ Tâm lý của Thành được miêu tả chính xác , làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.
Câu 7:
Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người: Những người làm cha làm mẹ hãy cố gắng giữ gìn mái ấm gia đình để trẻ em được sống trong hạnh phúc và được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 trang 26 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Đọc kĩ văn bản để nắm được: Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
– Truyện viết về cuộc chia tay giữa hai an hem Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn mà hai anh em mỗi người một ngả. Thủy về quê ngoại với mẹ, Thành ở lại với bố.
– Cả hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính của câu chuyện.
Câu 2 trang 27 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Hãy suy nghĩ và thảo luận với bạn trong nhóm về mấy điểm sau:
a) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
b) Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?(Búp bê có chia tay không, vì sao chúng phải chia tay, búp bê có lỗi gì mà phải chia tay?)
a) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, trực tiếp tham gia cốt truyện – tức là cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về tình cảm như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn.
b) Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thành và Thuỷ.
Tuy nhiên, tiêu đề truyện còn một hàm ý khác. Những con búp bê thường gợi liên tưởng đến sự hồn nhiên, trong sáng, vô tư. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí – đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thủy – hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.
Câu 3 trang 27 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
– Chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:
+ Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.
– Rất mực gần gũi thương yêu nhau:
+ Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
+ Chia đồ chơi. Thành “Anh cho em tất”, Thủy “Em để lại hết cho anh”, đem con Vệ Sĩ để đầu giường gác cho anh ngủ.
+ Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc
Câu 4 trang 27 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn ấy không? Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?
Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thủy bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thủy không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thủy vừa ngạc nhiên vừa giận dữ “Sao anh ác thế!” đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thủy đã để lại con Vệ Sĩ cho thấy lòng vị tha, nhân hậu của Thủy. Thể hiện niềm mong ước, khát khao hạnh phúc, không muốn chia lìa.
Câu 5 trang 27 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
– Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:
+ Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”. “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán”.
+ Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.
– Chi tiết làm em cảm động nhất:
+ Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng
+ Chi tiết cô giáo và cả lớp cùng khóc khi biết Thủy không còn được đi học nữa.
+ Chi tiết Thủy đã trèo lên xe, nhưng bỗng em lại tụt xuống đi về phía đầu giường, đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ.
Câu 6 trang 27 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng .
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK