Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
- Chuyển động không có thực của MT được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của MT
- MT chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 22/6).
- Vào lúc 12giờ trưa khi mà Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất( mà nhân gian thường gọi là mặt trời ở đúng đỉnh đầu) thì được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Thiên đỉnh ở đây chính là giao giữa thiên cầu với đường thẳng nối từ tâm Trái Đất qua đỉnh đầu người quan sát.
- Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng này xảy ra ở những vị trí nào?
Đoa là vùng nội chí tuyến từ 23º27’N đến 23º27’B.
cau 2
Cấu trúc bên trong Trái Đất tương tự như ở bên ngoài cũng bao gồm các lớp. Các lớp này được xác định dựa trên các đặc điểm hóa học hoặc lưu biến của chúng. Trái Đất có lớp vỏ silicat rắn ở ngoài cùng, manti rất nhớt, lõi ngoài lỏng và ít nhớt hơn manti, và lõi trong rắn.
cau 3
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt. Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.
Một núi lửa có nhiều thành phần cơ bản. Bên dưới núi lửa có một hồ chứa đá nóng chảy được gọi là lò mắc ma. ... Rất nhiều vật chất thoát ra sẽ tụ lại bên hông núi lửa, chồng chồng lớp lớp tạo thành các lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này ngày càng đầy lên tạo thành hình dạng của núi lửa.
Phun trào phreatic (hay phun trào hơi nước) là dạng phun trào do sự giãn nở của hơi nước. Khi mặt đất hay mặt nước lạnh tiếp xúc với đá nóng hay magma nó trở nên nóng nhanh và nổ, phá vỡ lớp đá xung quanh và đẩy ra một hỗn hợp hơi nước, nước, tro, bom và khối núi lửa.
-Núi lửa vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương và gây chết người. Nhưng các vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phân hủy, vẫn có sức hấp dẫn rất lớn veef nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng.
Câu 1 : Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả :
– Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo elip gần tròn.
– Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ.
– Khi chuyển động trên quỹ đạo, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất không đổi (tịnh tiến).
→ Sinh ra các mùa trong năm.
Mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau.
→ Ngày đêm dài ngắn khác
Câu 2 : Đặc điểm cấu tạo của TĐ là :
- Cấu tạo của Tái Đất gồm 3 lớp : vỏ Trái Đất, man-ti, và nhân Trái Đất
+ Lớp vỏ TĐ : Rắn.Độ dày từ 5 - 70 km. Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 1000 độ C
+ man-ti : Quánh dẻo → Rắn. độ dày từ 2 900 km. Nhiệt độ từ 1 500 độ C đến 3 700 độ C
+ nhân TĐ : Lỏng → Rắn. Độ dày khoảng 3 400 km. nhiệt độ khoảng 5 000 độ C
Câu 3 : Trình bày khái niệm, cấu tạo, nguyên nhân và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của núi lửa.
Khái niệm : Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò mac-ma ở dưới bề mặt.
Cấu tạo : lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, miệng phụ.
Nguyên nhân : Nguyên nhân sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng đất theo các khe nứt của vỏ TĐ phun trào lên bề mặt
Ảnh hưởng tích cực : Tác động tích cực của núi lửa là các dung nham phun trào lên bề mặt TĐ sau khi nguội đi sẽ tạo thành các bề mặt đất badan ( đất đỏ ) màu mỡ, phì phiêu thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
Ảnh hưởng tiêu cực : có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần. Ô nhiễm môi trường
Tác hại đến khí hậu và tầng ozone. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện.
Câu 4 : Nêu khái niệm, nguyên nhân và hậu quả do động đất gây ra:
Khái Niệm : Động đất là những rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ TĐ
Nguyên Nhân : Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ TĐ
Hậu quả : Đổ nhà cửa, đổ các công trình xây dựng, lở đất, thiệt hại về người và tài sản,....
Câu 5. Trình bày đặc điểm các dạng địa hình chính trên Trái Đất :
- Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc
- Đồi: là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung qunah thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
- Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển
Câu 6 : Nêu khái niệm và phân loại khoáng sản. Kể tên các loại khoáng sản mà em biết phân theo công dụng của nó :
- đồng, chì, kẽm, sắt,… dùng Ɩàm cho công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu
- than, dầu mỏ, khí đốt ,... Chuyên cung cấp các năng lượng ( nhiên liệu )
CHÚC BẠN HỌC TỐT
#handream
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK