Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả...

I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy

Câu hỏi :

I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua. Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như". Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra. (Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuocdoi.html) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: "Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về.” (0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận”. (0,75 điểm) Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên “ta hãy trẻ lòng" ở trong văn bản. (Trình bày bằng một đoạn văn 5-8 dòng) (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...” (Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Lời giải 1 :

I, Đọc hiểu

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Báo chí

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "mạnh dạn bước lên sỏi đá"

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn văn

+ Thể hiện những khó khăn, thử thách mà đường đời đặt ra. Qua đó tác giả khẳng định rằng muốn cứng cáp thì bạn phải mạnh dạn, tự tin bước đi đối mặt với những khó khăn, gian nan ấy.

Câu 3:

- Câu "Người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận" đã đem đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng quý giá, đó là: Dù biết được quy luật của tạo hóa nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận và vượt qua nó.

- Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng.

- Cuộc sống không bao giờ trải đầy hoa hồng mà luôn chứa đựng nhiều gian nan để tôi luyện bản thân ta. Đây cũng chính là quy luật.

- Hơn hết, bởi đó là quy luật mà ta sẽ không thể thay đổi, thay vào đó sẽ phải chấp nhận và vượt qua nó.

Câu 4:

"Ta hãy trẻ lòng" là một lời khuyên vô cùng quý giá mà tác giả mang lại cho chúng ta. Đó là hãy luôn mang trong mình một tâm hồn rộng mở, một tấm lòng trẻ trung, nhân hậu. Thật vậy, trong cuộc sống, ta luôn phải mở rộng tấm lòng mình để hòa vào với những con người đầy nồng hậu. Bên cạnh đó, chính sự trẻ trung sẽ giúp ta nhận ra được nhiều giá trị của cuộc sống. Từ đó mà sống hạnh phúc, yêu đời hơn.

II, Làm văn

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Xuân Diệu

+ Là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

- Giới thiệu tác phẩm: Vội vàng

+ “Vội vàng” được trích trong tập “Thơ thơ”.

+ Nhan đề này đã thể hiện rất rõ nét đầy đủ tâm thế, triết lý sống quen thuộc của nhà thơ XD trước cách mạng tháng 8: sống là vội vàng, cuống quýt, gấp gáp.

+ “Vội vàng” được coi là bài thơ tâm tình của mùa xuân của trái tim tuổi 20 căng tràn nhựa sống.          

- Giới thiệu khái quát về khổ thơ trên.   

B. Thân bài

1. Lí luận về thơ

- Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu.

- Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói, bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu đã thể hiện rõ nét điều đó. 

2. Phân tích

- Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (Tuấn mã ) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng của nhà thơ: tương phản đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một đi không trở lại.

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!"

- Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra.

+ Một hệ thống tương phản đối lập: tới - qua, non - già, hết - mất, rộng - chật, tuần hoàn bất phục hoàn, vô hạn - hữu hạn - để khẳng định một chân lí - triết lí: tuổi xuân một đi không trở lại . Phải quý tuổi xuân.

+ Cách nhìn nhận về thời gian cũng rất tinh tế, độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và tương lai; cái đang có lại đang mất dần đi...

- Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như mang theo nỗi buồn chia phôi hoặc tiễn biệt, hờn vì xa cách, sợ vì phai tàn sắp sửa. Cảm xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương, vội vàng của tạo vật. Với Xuân Diệu, hầu như cuộc sống nơi vườn trần đều ít nhiều mang bi kịch về thời gian.

Mùi tháng năm đều rớm bị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

- Cũng là gió, là chim ... nhưng gió thì thào vì hờn, chim bỗng ngừng hót, ngừng rao vì sợ! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật nghịch lí giữa mùa xuân - tuổi trẻ và thời gian:

"Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?"

- Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối. Lo lắng. Chợt tỉnh "mùa chưa ngả chiều hôm", nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả.

+ Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:

"Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa"

* Liên hệ: Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm "Thơ tiếc cảnh":

"Xuân xanh chưa dễ hai phen lại

Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên".

(Bài số 3)

"Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm"

(Bài số 7)

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong "Vội vàng" về màu thời gian, về sắc thời gian và tuổi trẻ. Thật yêu đời, thật ham sống. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK