Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu...

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi

Câu hỏi :

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông… (Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994) 1/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề gì liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận? 2/ Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản?Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ? 3/ Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ ?

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: vẻ đẹp của bài thơ Tràng Giang qua nhận xét của chính tác giả.

Câu 2:

- Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản: "Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên".

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu văn

+ Bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả

Câu 3:

- "Tràng giang"

+ Từ Hán Việt chỉ dòng sông dài

+ Đó là dòng sông của đất nước Việt Nam có từ thời khai thiên lập địa, nó không chỉ dài về không gian mà còn dài về thời gian

+ Cái mênh mông, rộng lớn của đất trời cũng như những chất chứa đang có trong lòng tác giả

Thảo luận

Lời giải 2 :

1/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ vẻ đẹp của bài thơ Tràng Giang qua nhận xét của tác giả.

2/ "Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên". Đó là biện pháp tu từ so sánh trong văn bản. 

Tác dụng:
-Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu văn.
-Bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

3/ Từ "Tràng giang"
- Là từ Hán Việt chỉ dòng sông dài,
- Đó là dòng sông của đất nước Việt Nam có từ thời khai thiên lập địa, nó không chỉ dài về không gian mà còn dài về thời gian.
- Cái mênh mông, rộng lớn của đất trời cũng như những chất chứa đang có trong lòng tác giả

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK