Tác phẩm truyện người con gái nam xương của nhà văn Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật vũ nương . Vũ Nương là một người thùy mị nết na , xinh ra trong con nhà nghèo khó lấy Trương Sinh làm vợ . Trước hết , vũ nương là người yêu thương chồng , Khi chồng đi lính nàng nói : “ Chàng đi chuyến này , thiếp chẳng dám mong đeo được ấn hong hầu , mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi “ . Thể hiện tình yêu sâu sắc của vũ nương chỉ mong chàng mong chữ bình yên không cần danh dự . Vũ Nương còn là người phụ nữ yêu thương con hết mực : khi chồng đi lính , nàng hạ sinh con , đặt tên con là bé Đản và chỉ cái bóng trên tường của mình là cha vì để con không thiếu vắng tình cha . Nàng còn là người con hiếu thảo : khi mẹ chồng ốm , nàng lo thuốc thang , lễ bái , nói lời ngọt ngào khuyên lơn . Chao ôi ! Khi mẹ chồng mất , nàng hết lòng thương xót , lo việc ma chay như cha mẹ đẻ của mình . Nàng còn là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa : nàng chọn cái chết để giải oan cho mình , để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ . Lời than trước khi tự vẫn của vũ nương là xin thần song chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá của mình , một kẻ bạc mệnh đầy đau khổ . Hình ảnh Vũ nương trở về là hình ảnh chiến thắng của lòng trong sạch và nỗi oan đã được giải của nàng nhưng nàng đã mất đi hạnh phúc sống bên gia đình . Qua Tác phẩm truyện người con gái nam xương của nhà văn Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được Vũ Nương là người phụ nữ thùy mị , nết na , có nhiều phẩm chất tốt đẹp và mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam .
Bạn tham khảo nha
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là điển hình tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ.phong kiến. Vũ Nương là một người con gái “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”, chính cái nhan sắc và đức hạnh ấy đã khiến Trương Sinh cảm phục “xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Nàng luôn ý tứ giữ gìn khuôn phép để chế ngự trái tim đa nghi của chồng mình, không để vợ chồng phải thất hòa, cho gia đinh yên ấm. Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng động viên an ủi chồng mình vượt qua khó khăn, nàng không màng phú quý vinh hoa, chỉ mong chồng bình yên trở về khiến ai cũng phải rơi nước mắt. Xa chồng nàng một mình đảm đương mọi việc trong gia đình, chăm sóc mẹ già con nhỏ, khi mẹ chồng mất thì lo chôn cất chu đáo. Nàng còn vì thương con mà chỉ bóng mình là cha Đản, để con không mặc cảm, buồn tủi vì không có cha bên cạnh. Nào ngờ khi chàng Trương trở về, nghe lời con nhỏ mà sinh nghi cho vợ, mắng nhiếc đuổi nàng đi. Nàng Vũ khóc lóc phân trần để minh oan với chồng nhưng Trương Sinh không nghe. Bị dồn tới bước đường cùng, bất đắc dĩ Vũ Nương phải mượn dòng sông Hoàng Giang để chứng minh cho cái tiết hạnh và sự chung thủy của mình. Chính tấm lòng cao đẹp, nàng không chết mà được hoàng hậu Linh Phi rẽ nước cứu sống. Nhưng dù cuộc sống dưới chốn thủy cung sung sướng vinh hoa, trái tim nàng vẫn luôn hướng về quê hương, mổ mả tổ tiên và đặc biệt là nhớ cái gia đình nhỏ của mình. Tác giả Nguyễn Dữ đã ngầm gửi gắm niềm cảm thương, trân trọng đối với đức hạnh của người phụ nữ ấy, đồng thời lên án xã hội phong kiến nam quyền bất công không có chỗ cho những người tốt đẹp như nàng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK