Nguyễn Du viết liền 20 dòng thơ (từ câu 2.145 đến 2.164) miêu tả thái độ của Kiều khi gặp lại chốn lầu xanh và tấm lòng thương người vô hạn của đại thi hào Nguyễn Du. Hai ý thơ trong một chuyện nhưng ý thứ nhất phẳng lặng qua nhanh, ý thứ hai thật sự là một trận lôi đình.Vì sao Thúy Kiều bị lừa thế, ép vào lầu xanh mà Kiều không phẫn nộ? Kiệu hoa đặt trước thềm hoa/ Bên trong thấy một mụ ra vội vàng/ Đưa nàng vào lạy gia đường/ Cũng thần mày trắng, cũng phường lầu xanh/ Thoát trông nàng đã biết tình/ Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao.Sáu câu thơ, Nguyễn Du chỉ để hai câu: “Cũng thần mày trắng, cũng phường lầu xanh” và một câu buồn cho hoàn cảnh, số kiếp: Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao!Qua bao nỗi sóng gió kinh hoàng, Kiều lại nhận ra một sự thật: Dẫu trốn tránh, vùng vẫy đến đâu, kiếp lầu xanh lại trở về lầu xanh! Một nỗi đau không còn nói được và nhà thơ cũng chỉ biết nghẹn ngào không muốn thêm lời miêu tả. Nguyễn Du đặt mình vào tâm trạng Thúy Kiều, nhà thơ căm phẫn uất ức cao độ. 14 dòng thơ đã 3 lần nhà thơ vung lên tiếng chửi, lời đay nghiến, nỗi bực mình. Chém cha cái số hoa đào/ Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi. Phải chăng ngôi sao hoa đào chiếu mệnh vào những kiếp tài hoa mà ai mang nặng kiếp ấy đều phải giang hồ, lênh đênh, chìm nổi? Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ có một lần chém cha, một lần chửi thẳng như vậy. Cũng chưa hả giận, chưa hết căm tức nhà thơ lại đay nghiến: Nghĩ đời mà ngán cho đời/ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Lại cũng một lần duy nhất Nguyễn Du dùng từ ngán trong 3.254 câu thơ của mình. Rồi cũng nỗi căm tức sục sôi ấy nhà thơ lại tỏ lòng thương xót cho cảnh đời oái oăm: Tiếc thay nước đã đánh phèn/ Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần.Thử xem lại mối tình Kiều - Thúc, khi quan phủ mặt sắt đen sì phán hai điều phạt Thúy Kiều: Một là bị đánh đập, hai là lầu xanh phó về. Kiều đã nhận đòn roi tàn nhẫn, quyết không quay lại lầu xanh. Rồi, Kiều đang sống yên ổn với Thúc lại giục Thúc về với vợ cả cố gắng dàn xếp sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Kiều chỉ xin chút thân phận nhỏ nhoi cam bề tiểu tỉnh (vợ lẽ). Tất cả đều không được, Kiều đi tu lần thứ nhất, đi tu lần thứ hai để rồi rơi lại vào lầu xanh! Như vậy nước bẩn kia, bụi đất cuộc đời kia không chỉ một lần mà nhiều lần Kiều đã đánh phèn! Chân thật là thế, quyết tâm là vậy mà trời xanh vẫn một mực hãm hại đời Kiều.Đến đây Nguyễn Du đã khóc thật sự: Đầu xanh đã tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi…/ Hồng quân với khách hồng quần / Đã xoay đến thế còn vần chưa tha!…Mà sao chuyện xoay, vần ấy chỉ có hai đối tượng? Hồng quần (ông trời, tạo hóa) với khách hồng quần (ngày xưa đàn bà mặc quần đỏ) một thế lực tàn bạo, rộng lớn lại nhằm vào thân phận nhỏ nhoi: Người đàn bà! Nguyễn Du tức cũng chỉ vì cái chuyện bất công ấy.
lí do đơn giản hơn là do bị giãm mã sinh lừa
- Thúy Kiều vào lầu xanh vì: để chuộc cha và em trai, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh cưới vợ làm vợ.Nhưng thực chất, hắn là một kẻ chuyên buôn người.Vì đồng tiền, hắn đã đẩy Thúy Kiều đã phải vào lầu xanh.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK