Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Bài thứ nhất nhân vật "cái cò" giới thiệu, quảng cáo nhân vật "chú". Chân dung của người chú được vẽ với bộ đồ rách rưới, người thì nhếch nhác nói lên sự coi thường, giễu cợt và mỉa mai. Hai khổ thơ đầu: có nhiệm vụ là bắt vần và chuẩn bị giới thiệu nhân vật. Cô yếm là một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với người chú, chiếc yếm tượng trưng cho cô gái thôn quê xinh đẹp, giỏi giang. Xứng đáng lấy cô những anh nông dân chăm chỉ, cần cù, siêng năng chứ không phải những kẻ có rất nhiều tật và thói hư xấu như người chú. Cái cò giới thiệu chú mình với vẻ trịnh trọng, cao sang: Chú tôi hay tửu hay tăm,hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích đều cả ở từ hay. Trong dân gian khái niệm " hay" có nghĩa là tài giỏi nhưng trong hoàn cảnh bài văn thì từ " hay" lại có nghĩa khác Tưởng hay lam, hay làm thì lại là hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên… để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.
Ca dao còn chỉ trích rõ rang bằng những câu ca dao sau:
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Đó là mong muốn của kẻ lười biếng ngày thì ước trời mưa để ở nhà, còn đêm thì ước thừa trống canh để được tha hồ mà ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè chú cái cò còn nghiện ngủ. Rõ là con người toàn thói hư tật xấu, đáng chê cười.
Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bái ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi – tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?
Đây là ca dao châm biến. Nên sự dè bĩu sẽ không được biểu lộ trực tiếp mà là gián tiếp nhưng khi viết về cảm xúc thì phải bỉu lộ trực tiếp, cảm xúc,.
Dàn ý chung:
Mở bài:
- gới thiệu trực tiếp hay gián tiếp câu thơ mình muốn làm.
vd: trực tiếp
Người em yêu quý nhất là mẹ. Một người mẹ cao cả và hiền lành.
Giasn tiếp:
Trong gia đình bạn thích ai nhất? Đối với em, người em yêu quý nhất là mẹ. Một người mẹ cao cả và hiền lành.
Thân bài:
Đối với thơ, ta phải phân tích một khổ hoặc một dòng của bài thơ (nếu cả một khổ thơ mới có ý nghĩa trọn vẹn thì phải làm cả khổ đó. Nếu một dòng có nghĩa riieng biệt thì làm từng câu) phân tích cũng như nêu cảm xúc đối với bài thơ đó.
Kết bài:
Cảm nghĩ về nó.
Liên hệ trực tiếp đến với bản thân
Rồi nha cho xin hay nhất
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK