Hàng năm, từ ngày 30/1 và 1/2 (âm lịch), người dân khắp nơi lại về dự Lễ hội Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành (Yên Thành). Trước ngày khai hội, phần hội diễn ra với nhiều hoạt động đậm bản sắc văn hóa vùng, an toàn, tiết kiệm, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương tham gia.
Dấu ấn giá trị lịch sử
Lịch sử ghi lại, đền Đức Hoàng được xây dựng từ thời nhà Trần, đền thờ Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn (ông sinh ngày 15/4/1254 trong một gia đình chài lưới ở thôn Vạn Phần, huyện Đông Thành; nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu). Tương truyền, Hoàng Tá Thốn vốn là một chàng trai thông minh, tuấn tú, có tài bơi lội. Khi nước nhà bị quân Nguyên Mông xâm lược, Hoàng Tá Thốn nghe theo tiếng gọi của triều đình lên đường đi đánh giặc. Ông đã được tiến cử lên gặp Hưng Đạo Vương và được Hưng Đạo Vương truyền cho vào đội quân thủy thiện chiến và còn chiêu ông về làm nội gia đồng tử và huấn luyện thêm về binh thư, binh pháp.
Vào cuối năm 1287, khi giặc Nguyên Mông trở lại mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn được giao thống lĩnh hàng vạn thủy binh và tàu thuyền; nhờ sử dụng chiến thuật tài tình, ông đã chỉ huy đội quân phục kích đánh tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Với chiến tích lẫy lừng đó, ông được nhà Vua phong “Sát Hải chàng lai Đại tướng quân” và giao nhiệm vụ thống lĩnh quân đội phòng giữ vùng duyên hải.
Thế nhưng, trong một lần đi tuần thủ đường biển Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa, không may ông bị lâm bệnh rồi đột ngột qua đời. Triều đình sau khi nghe tin đã vô cùng thương tiếc, cho thuyền rồng chở linh cữu ông về an táng và lập đền thờ tại quê nhà; đồng thời truy phong cho ông tước hiệu “Trung dũng bảo dực trung hưng hộ quốc tỉ dân Sát Hải Đại tướng quân Thiên Bồng Nguyên soái chi thần” và ra sắc lệnh cho nhiều địa phương cùng lập đền thờ ông.
Di tích văn hóa lịch sử đền Đức Hoàng – một trong những điểm đến về văn hóa tâm linh. Ảnh tư liệu
Theo đó, đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, huyện Yên Thành) được xây dựng trên vị trí đắc địa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đền được ví là một trong “Đông Thành bát cảnh” (tám cảnh đẹp nhất đất Đông Thành) bởi phong thủy uy nghi, cổ kính bao quanh. Đền được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/1/1998. Hàng năm, Lễ hội Đền Đức Hoàng được tổ chức vào ngày 30/1 và ngày 1/2 (âm lịch) nhằm có ý nghĩa giáo dục các thế hệ luôn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn của Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn và các vị thần linh có công báo quốc hộ dân.
Phát huy nét đẹp truyền thống
Phúc Thành là xã miền núi cách trung tâm huyện Yên Thành 7km. Trong những năm qua, trên tinh thần thực hiện theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Sở VH-TT&DL (cũ) và của huyện, hàng năm, UBND xã Phúc Thành tổ chức Lễ hội Đền Đức Hoàng thành công tốt đẹp, được nhân dân trong và ngoài vùng ghi nhận, đánh giá cao.
Lễ hội Đền Đức Hoàng là nét đẹp truyền thống góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của di tích và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cư dân bản địa. Lễ hội Đền Đức Hoàng năm nay diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 29 tháng Giêng và mồng 1, mồng 2 tháng 2 âm lịch (tức ngày 25-27/2/2017) với nhiều hoạt động mang đậm đà bản sắc văn hóa vùng và khách thập phương đến tri ân, thăm viếng, trở thành lễ hội có quy mô cấp huyện, cấp tỉnh.
Đua thuyền truyền thống ở Lễ hội đền Đức Hoàng. Ảnh tư liệu
Lễ hội được ban tổ chức chia làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ đến nay đã hoàn tất theo kịch bản, trang nghiêm thành kính, bảo tồn nét đẹp trong lễ tế; phần hội với các hoạt động phong phú tại khu vực di tích như: Chung kết giải bóng chuyền nam huyện Yên Thành, giao lưu bóng chuyền nữ các đội mạnh trong huyện; đấu vật truyền thống, đẩy gậy, kéo co, thi trống tế giữa các dòng họ, thi đua thuyền, kéo co, chọi gà, đấu vật, đấu cờ người, đu tiên, vật, bắt cá, bắt vịt, nhảy dây, nấu cơm, đi cầu kiều... và có thêm điểm mới là thi tiếng hót chim chào mào.
Để đảm bảo an toàn cho khách tham quan, Ban tổ chức Lễ hội Đền Đức Hoàng thành lập một bộ phận đảm nhận công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự nhằm bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, trật tự cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan trước, trong và sau lễ hội. Đặc biệt, không để diễn ra các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan, đốt vàng mã.
Để Lễ hội Đền Đức Hoàng thực sự trở thành ngày hội thụ hưởng văn hóa của nhân dân khắp vùng, phát huy giá trị vốn có, ngoài việc làm tốt công tác tổ chức lễ hội, hàng năm, huyện Yên Thành và xã Phúc Thành đầu tư ngân sách xây dựng cảnh quan môi trường, tu bổ nâng cấp các hạng mục xuống cấp, giải tỏa khuôn viên xung quanh hồ sen làm đường phục vụ du khách về tham quan thăm viếng, xây dựng các công trình thể thao phục vụ lễ hội như mở rộng sân vận động, sân lễ hội, sân cờ, sân khấu đường rước, công trình vệ sinh khép kín phục vụ du khách về dự lễ hội, làm mới hệ thống điện chiếu sáng, làm thêm một trạm điện phục vụ riêng cho di tích, hệ thống nước sạch, trồng thêm cây xanh...
Về với Lễ hội Đền Đức Hoàng, du khách còn được tham quan đền thờ Trần Đăng Dinh, đền Đình Hương, đền Cả, đền Đệ Tam, đền Quang, đền Lèn, đền Vũ Kỳ, mộ Mạc Phúc Thanh, chùa Thiên Tảo; sinh thái Quả Nài nằm giữa đồng quê có rừng nguyên sinh... Năm nay, lượng du khách tìm về với Lễ hội Đền Đức Hoàng đông đảo hơn rất nhiều so với những năm trước.
Vùng đất Yên Thành từ xưa tới nay vốn được coi là chốn nhiều danh thắng, cảnh quan, bởi thế núi, dáng sông đã tạo nên một vùng đất nhiều truyền thuyết. Trải qua năm tháng, miền đất này còn tiềm ẩn những nét cổ xưa thú vị cho du khách mỗi khi tìm về.
Về nơi rú Gám - sông Dinh
"Hẹn với nhau rồi mùa trăng này anh sẽ về. Lòng cứ chạnh lòng chưa vẹn tình với lúa. Để rồi nôn nao nhớ nhớ Yên Thành. Nơi đó sông Dinh, rú Gám tuổi thơ tôi". Không phải ngẫu nhiên mà lời bài hát "Đẹp sao quê lúa Yên Thành" lại gợi nhớ về một vùng đất thắm đượm ân tình, mộc mạc. Những người con được sinh ra ở Yên Thành nay đi làm ăn xa xứ, mỗi khi hoài niệm về quê đều nhớ đến những kỷ niệm một thời về sông Dinh, rú Gám. Hiện nay, khu du lịch tâm linh rú Gám đang được đầu tư, xây dựng phát triển để trở thành khu du lịch trọng điểm, từ đó lan tỏa sang các điểm du lịch khác trên địa bàn. Rú Gám (xã Xuân Thành) bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn đổ về phía đồng bằng. Đây là một danh sơn nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của quê hương Yên Thành. Thời Tiền Lê, vùng đất này cư dân quần tụ đông đúc, Lê Long Ngân, con thứ 8 của vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất phía Tây rú Gám để thành lập lỵ sở Đông Thành... Rú Gám hiện có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đang được bảo tồn, có thảm thực vật đa dạng chung sống phân tầng rõ nét. Ông Ngô Đức Luyện, một người dân xã Xuân Thành kể rằng: "Từ nhỏ, chúng tôi đã luôn thấy rú Gám xanh bởi được người dân bảo vệ đời này qua đời khác. Qua những đám mây quần tụ trên núi, dân trong xã còn đoán biết được thời tiết biến chuyển. Nơi đây, còn là chốn thiêng liêng gắn liền với đời sống tâm linh của người dân". Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với sông Dinh chạy quanh co bên những ngọn đồi, chùa Gám (Chí Linh tự) hiện ra với kiến trúc cổ kính, điêu khắc hết sức tinh xảo. Hiện nay, UBND tỉnh đã cho phép khôi phục hoạt động Phật giáo tại chùa Gám, đồng thời xây dựng nơi đây một thiền viện, phái Trúc Lâm với quy mô lớn của vùng. Dự án có tổng diện tích quy hoạch xây dựng 316,575 ha thuộc địa phận 2 xã Xuân Thành và Tăng Thành, bao gồm 5 khu vực chính: Khu di tích gốc được bố trí tại chùa Chí Linh (Xuân Thành) thờ các vị thần đã có công bảo quốc hộ dân; thờ Phật và Chư vị Bồ tát; Khu tâm linh - lễ hội ở rú Gám; Khu đền Bạch Y (xã Tăng Thành); Khu nghĩa trang và nhà thờ các anh hùng liệt sỹ. Hàng năm, vào dịp Lễ hội đền - chùa Gám được tổ chức từ ngày 14-16/2 (âm lịch) có hàng vạn khách thập phương thành kính tìm đến. Mới đây, vào dịp tháng Tám, tổ chức Jica (Nhật Bản) đã có chuyến đi về Yên Thành để khảo sát để hướng tới đầu tư cho một số loại hình du lịch đặc trưng. Được thưởng thức trích đoạn vở tuồng "Trưng Trắc, Trưng Nhị" ngay tại sân chùa Gám, cả đoàn đã tỏ ra rất mến mộ các diễn viên và vở tuồng cổ diễn ra trong một không gian cổ. Ngài Ando - Trưởng đoàn chia sẻ: "Đã có nhiều miền đất danh thắng của tỉnh Nghệ An tôi đã tới, nhưng hiếm thấy nơi nào đẹp và quyến rũ như miền quê Yên Thành. Mong các bạn hãy thật trân trọng gìn giữ, khai thác những gì mà thiên nhiên đã hào phóng dành cho..." Các nghệ sỹ CLB tuồng xã Xuân Thành biểu diễn trích đoạn tuồng Mỵ Châu - Trọng Thủy tại sân chùa Gám. Giữ miền đất thiêng Lần giở lại thời gian, Yên Thành đã được biết đến từ lâu đời là một vùng đất cổ. Từ thời Tiền Lê, thời Lý, nhiều cuộc di dân, khai hoang về miền đất này đã được đẩy mạnh, lập nên những hương ấp, xóm làng trù phú. Đến thời Trần, đã hình thành nên những cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu. Xưa kia, Yên Thành còn được chọn làm lỵ sở của đất Hoan Châu với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Con cháu đời sau cứ thế kế thừa và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi thế, thật thú vị khi chúng ta về “vùng lúa nước đặc trưng” này, bắt gặp cả một miền quê hát chèo ở xã Lăng Thành. Nơi đây, từ các cụ già đến các bạn trẻ đều có thể hát chèo và thể hiện rất nhuần nhị, thấm đẫm một nét văn hóa chèo trên xứ Nghệ. Chị Hoàng Thị Loan - Phó Chủ nhiệm CLB Chèo Lăng Thành cho biết: “Mỗi dịp nông nhàn, CLB lại cùng nhau ôn cho nhuần nhuyễn các làn điệu cũ, đồng thời tập các làn điệu mới, ca ngợi quê hương, đất nước thanh bình. CLB không chỉ phục vụ trong xã mà còn ra các xã bạn biểu diễn mỗi dịp được mời. Bởi thế, tiếng hát chèo của xã Lăng Thành đã lan tỏa, bay xa, góp phần bảo tồn và gìn giữ những vốn quý cha ông để lại…”. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội truyền thống có quy mô cấp huyện cũng đã được phục hồi như Lễ hội đền Phúc Hoàng, Lễ hội đền chùa Gám, đền Cả (Nhân Thành), Lễ hội Đại Điển - đình Mõ (Hậu Thành), đền Cả (Hoa Thành)... Đất Yên Thành từ xưa đến nay còn là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học, chính những tên đất, tên làng từ lâu đã được nhân dân hình tượng hoá thể hiện khát vọng vươn tới đỗ đạt khoa bảng, với triết lý “học để biết, biết để làm người” điều đó lại được chắt lọc chưng cất qua bao thế hệ trở thành truyền thống hiếu học và tôn trọng nhân tài của người dân Yên Thành ngày nay. Trên địa bàn huyện, khu hồ đập Vệ Vừng đã trở thành một địa chỉ ưa thích cho du khách tìm về. Ngoài việc điều hòa khí hậu cho cả vùng miền Tây Yên Thành, cung cấp nước tưới cho trên 2.000 ha lúa của các xã Kim Thành, Quang Thành, Phúc Thành, Hoa Thành, Văn Thành… đến với Vệ Vừng, du khách được tận hưởng cảm giác bồng bềnh cùng du thuyền, ngắm cảnh, leo núi, câu cá đắm mình trong làn nước ngọt trong lành, thưởng thức nhiều món cá tôm tươi rói và đắm mình cùng những câu hò, điệu ví. Nơi đây còn có nhiều những thắng cảnh thiên nhiên, công trình kinh tế phục vụ đời sống con người, nằm cạnh các khu văn hóa như chùa Gám, chùa Bảo Lâm, chùa Non Nước, nhà thờ đá Bảo Nham... cạnh đó còn là những di tích lịch sử nổi tiếng như: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, Nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu (Hoa Thành)... Điệp trùng những di tích - danh thắng ấy trên vùng quê lúa đã đi vào truyền thuyết "Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống" sẽ là những điểm du lịch tham quan, vãn cảnh, nghiên cứu và học tập đầy hấp dẫn. Ông Nguyễn Tiến Lợi - Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: "Huyện Yên Thành có trên 200 di tích - danh thắng đã được lập danh mục quản lý, trong đó có 21 di tích được công nhận di tích quốc gia, 33 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh. Yên Thành còn là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng, văn hiến với 22 vị đại khoa mà tiêu biểu là trạng nguyên Bạch Liêu - ông tổ khai khoa của xứ Nghệ. Nơi đây còn là một địa danh cách mạng lâu đời, nơi có căn cứ địa của phong trào Cần Vương chống Pháp do cụ Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã lãnh đạo, là địa chỉ đỏ của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931… Đó là niềm tự hào mà Đảng bộ, nhân dân chúng tôi đang ra sức phát huy, để những giá trị đó trường tồn, đem đến những giá trị tinh thần, vật chất trong giai đoạn mới ". Để phát triển Khu du lịch sinh thái, tâm linh xứng tầm, huyện đã xác định 7 nhóm giải pháp cơ bản, như: Giải pháp về công tác quy hoạch nhằm đảm bảo tính đồng bộ, kết nối trong khu du lịch và các vùng phụ cận; Giải pháp về thu hút, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư gắn với đổi mới công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài;… Theo chương trình hành động, đến năm 2020 sẽ đón từ 100.000 - 200.000 lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 20.000 người với thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng, tăng nguồn thu cho ngân sách từ 15 - 17 tỷ đồng/năm. Tiến độ thực hiện các nhóm giải pháp nêu trên được chia thành 2 giai đoạn; Từ năm 2014 - 2017 tập trung cho các công trình hạ tầng đã được phê duyệt quy hoạch tại Khu du lịch tâm linh rú Gám và các vùng phụ cận nhằm tạo sự đột phá trong xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Từ năm 2017 đến năm 2020, tập trung các nguồn lực để đầu tư, hoàn thành các công trình, dự án còn lại.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK