CÂU 1
Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).
- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).
CÂU 2
- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
- Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên khí hậu chia thành nhiều đới.
CÂU 3
* Y-a-gun (Mi-an-ma): nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ TB năm trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C, biên độ nhiệt năm khá nhỏ (70C).
- Lượng mưa lớn (2750 mm), phân mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 -10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* E Ri-át (Ả-rập-xê-út): nhiệt đới khô.
- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm lớn (khoảng 200C), lượng mưa rất ít (82 mm).
+ Mùa hạ nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao nhất lên tới 370C, hầu như không có mưa.
+ Mùa đông lạnh khô, mưa ít.
* U-lan Ba-to (Mông Cổ): ôn đới lục địa.
- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn (khoảng 330C), lượng mưa ít (220 mm/năm)
+ Mùa hạ khô nóng (tháng 4 -9) nhiệt độ trên 100C, cao nhất là 250C; lượng mưa thấp.
+ Mùa đông lạnh, khô (tháng 10 -3): nhiệt độ xuống dưới âm 0C, thấp nhất là -80C, hầu như không có mưa.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK