Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.
Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi, cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng: Cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình?
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.
Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.
Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể một lần nhìn thấy hai tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???
Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rối rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cái nón bảo hiểm.
Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.
Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ. Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...
Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, hai tuyến nhân vật Thiện - ác phân ra rất rõ rệt. Cái ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám. Đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức, bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc, những hành động độc ác mất hết tính người. Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện. Cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh: mẹ mất sớm, bố nhu nhược, bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.Khi xã hội đã phân giai cấp, trong quan niệm của dân gian, cái Thiện đồng nghĩa với cái Đẹp, chúng luôn bị chà đạp, ghen ghét. Hơn thế, cái Thiện, cái Đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động - giai cấp bị áp bức trong xã hội. Ngược lại, cái ác cũng là cái Xấu, ban đầu chúng rất mạnh, có khả năng áp bức bóc lột cái Thiện, cái Đẹp. Chúng thuộc về giai cấp trên, giai cấp bóc lột trong xã hội.Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ bà dì ghẻ và Tấm. Phận con chồng, Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối, không chút ngơi nghỉ. Trong khi đó, Cám - con đẻ của dì ghẻ - nhởn nhơ rong chơi, biếng nhác. Tấm bị nhiếc móc chửi bới, Cám được cưng chiều dung túng. Sự bất công ấy được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép. Cám ham chơi, lời biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng. Chưa hết, mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui sống, mọi mối giao lưu của Tấm với cuộc đời, cho dù đó chỉ là con cá bống! Sau đó, chúng ngăn cản Tấm đi dự dạ hội bằng mọi trở ngại cũng chỉ vì độc ácRõ ràng, ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ nào đó, ta thấy được quan niệm “dĩ hòa vi quý” của dân gian.Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác nghiệt không chiếm được ngòi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm. Bốn lần chúng ra tay thì cả bốn lần đều thất bại: chặt cây cau, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi. Sau mỗi lần bị hại, Tấm không khóc nức nở nhịn nhục. Bị bức hại, nàng hóa kiếp trở về.Sự trở về của cô Tấm trong ngôi vị hoàng hậu, sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Song cái Thiện đã phải trải qua bao áp bức, bất công, muốn có được kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược, nhún mình. Nó phải chủ động đứng dậy giành lấy quyền sống, quyền hạnh phúc.Truyện “Tấm Cám” đã có một kết thúc tốt đẹp. Người lương thiện sẽ nhận lại được hạnh phúc sau khi trải qua nhiều khổ nạn. Kẻ ác cuối cùng cũng sẽ phải nhận lấy sự trừng phạt thích đáng.Trước hiện thực cuộc sống phức tạp đó, mỗi người cần xác định một tư tưởng và thái độ sống đúng đắn. Trước hết, cần rèn luyện cho mình những tình cảm yêu thương chân thành và đúng đắn. Đó sẽ là cái gốc để vươn tới cái thiện. Một người có đời sống tư tưởng và tình cảm đúng đắn sẽ là người nhận thức được đâu là phải - trái; đâu là điều mình cần làm và không nên làm để không trái với lương tâm và đạo đức. Nhưng thế thôi chưa đủ! Tấm phải trải qua biết bao khó khăn và biết bao lần lột xác mới có thể đến được với kết thúc có hậu. Và trong những lần lột xác đó, Tấm càng nhẫn nhịn, chịu đựng, thì mẹ con nhà Cám lại càng thâm độc và tàn ác. Không thể dung hòa, nàng vùng lên chống đỡ và chỉ khi đó mới có thể giành lại hạnh phúc. Những gì đã đến với Tấm chứng tỏ cho tính chất khó khăn và quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa xấu - tốt. Xác đinh được điều này, chúng ta phải luôn kiên trì, nhẫn nại và vững tin vào bản thân, vào lẽ phải. Để chống lại cái ác, dù hành động dưới bất cứ hình thức nào cũng cần phải có thái độ kiên quyết và cứng rắn đến cùng. Đó là cách duy nhất để cái thiện có thể tiêu diệt cái ác hoặc đáng khâm phục hơn nữa là mở đường, cứu vớt, cảm hóa cái ác, đưa nó đến với ánh hào quang của cái đẹp. Có thể sẽ có rất nhiều khó khăn, sóng gió, có thể sẽ có những đắng cay, nhưng rồi lẽ phải, rồi cái thiện cũng sẽ vươn tới được chiến thắng cuối cùng một cách đầy vinh quang.Ra đời từ thuở xa xa trong lịch sử dân tộc, cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau, câu chuyện cổ tích Tấm Cám được người Việt giữ gìn, truyền lại cho nhau như người xa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà. Ấy là ngọn lửa của truyền thống dân tộc, truyền thống yêu cái Thiện, ghét cái ác. Quan trọng hơn, đó là truyền thống đấu tranh với cái ác để chiến thắng vẻ vang.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK