Câu 4:
Nguyên nhân
- Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển.
+ Xã hội: Tư sản ngày càng giàu có song không có quyền lực chính trị.Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
+ Chính trị: Nhật vẫn là nước phong kiến. Thiên Hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay Tướng quân(Sôgun). Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập, đi đầu là Mĩ.
⇒Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 5:
Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản bởi vì nó mang những đặc điểm như một cuộc cách mạng tư sản. Cụ thể các đặc điểm đó như sau:
+ Mục đích nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp trên (Thiên Hoàng) cùng với tầng lớp quý tộc tư sản hóa.
+ Động lực cách mạng được ủng hộ bởi đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Kết quả là nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Câu 11:
Tại vì do sự ko công bằng giữa thuộc địa các nước, dẫn đến nền kinh tế cũng như các hoạt động khác phát triển ko đồng đều, nên mâu thuẫn thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới
Câu 12:
- Thành hai khối liên Bích hộp Đức áo hung Italia và khối hiệp ước của ba nước Anh Pháp Nga lại thêm thái tử áo hung bị một phần tử khủng bố ở Đức chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh
- Vụ ám sát diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo, Bosna do Tổ chức Bàn tay đen tổ chức. Người trực tiếp bắn chết thái tử là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serb và thuộc tổ chức Bàn tay đen. Sau vụ ám sát này, giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội gây chiến tranh bằng cách đổ tội cho Vương quốc Serbia đứng đằng sau vụ ám sát và cuối cùng ngày 28 tháng 7 năm 1914 Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Thế chiến thứ nhất bùng nổ.
Câu 13:
Tại vì hòa bình là những người dân đc sống yên ổn, vui vẻ bên gia đình và người thân, nền kinh tế phát triển trong ổn định còn chiến tranh thì mọi người phải gồng mình để bảo vệ thế giới, đánh đổi cả mạng sống để giữ nền độc lập của dân tộc
4
- Tình trang khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.
- Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.
- Tình hình đó đặt ra cho nước này hai sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.
- Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách nhằm đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
5
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bản trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.
11
-Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
-Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
-Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa.
-Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
12
vì sau vụ ám sát, đế quốc Áo - Hung đổ lỗi cho Serbia đứng đằng sau vụ việc và tuyên chiến với quốc gia này,mà serbia thuộc khối hiệp ước nên đã châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ
13
-Vì nó gây chết chóc và gieo rắc nỗi bất hạnh đối với mọi người trên thế giới làm xã hội ngày cãng lùi xa con đường phát triển
-Thiệt hại nặng nề cả người và của
-Để lại ám ảnh cho những người từng chứng kiến chiến tranh
-Chiến tranh làm cho con người ta đau khổ,để lại nhiều di chứng cho con người
-Hòa bình là con người được sống yên ổn, vui vẻ bên gia đình và người thân, nền kinh tế phát triển trong ổn định còn chiến tranh thì ngược lại,nó không những di nguojc lại nhân tính mà còn gây thiệt hại, phải đánh đổi cả mạng sống để giữ nền độc lập của dân tộc.
=> Nói chung ko có lợi gì cả mà còn mang nhiều thảm họa đến con người lẫn thiên nhiên.
#tsuki.tln
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK