Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đặc trưng thể thơ lục bát Các biện pháp tu...

Đặc trưng thể thơ lục bát Các biện pháp tu từ (khái niệm + phân loại + tác dụng) : nhân hóa,so sánh, ẩn dụ,hoán dụ,điệp ngữ - câu hỏi 2931472

Câu hỏi :

Đặc trưng thể thơ lục bát Các biện pháp tu từ (khái niệm + phân loại + tác dụng) : nhân hóa,so sánh, ẩn dụ,hoán dụ,điệp ngữ

Lời giải 1 :

-Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
-nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. 
+)
Có 4 loại nhân hóa chính gồm:

– Phép nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật: 

– Trò chuyện xưng hô với đồ vật, con vật như con người

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.

– Vật tự xưng là người
+)tác dụng phép nhân hóa 

Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.
-so sánh là phép đối chiếu một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng này với một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt.
+)chia thành 2 loại đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Tác dụng của phép so sánh

– Đối với miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra được những hình ảnh cụ thể, sinh động, người nghe sẽ dễ hình dung ra sự vật, sự việc được miêu tả.

– Đối với việc thể hiện ra tư tưởng của người viết giúp tạo được lối nói hàm súc, người nghe dễ dàng nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.
-hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm bằng tên của một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm khác.

Có 4 kiểu hoán dụ đó là:

– Lấy 1 bộ phận dùng để gọi toàn thể.

– Lấy vật dùng để chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những điều cụ thể để nói về thứ trừu tượng.
tác dụng tăng sức gợi hình và gợi cảm giúp cho việc diễn đạt có tính hiệu quả cao.

Khái niệm điệp ngữ

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ.

3 loại điệp ngữ:Điệp nối tiếp,Điệp ngắt quãng,Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)
tác dụng:Tác dụng nhấn mạnh,liệt kê,khẳng định

Thảo luận

Lời giải 2 :

`#Cr7`

`1.` Lục bát là thể thơ bao gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau

`2.`

a. Nhân hóa:

- Khái niệm: Là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

- Phân loại: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

+ Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

- Tác dụng: Làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, thể hiện tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên

b. So sánh:

- Khái niệm: Dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc khác nhau về tính chất nhưng lại có điểm tương đồng ở một khía cạnh nào đó. Giúp tăng sức gợi hình và gợi cảm

- Phân loại: Có 2 kiểu so sánh thường gặp:

+ So sánh ngang bằng

+ So sánh không ngang bằng

- Tác dụng: Giúp làm nổi bật một sự vật, sự việc nào đó. Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt và hiện tượng, sự vật, hình ảnh

c. Ẩn dụ:

- Khái niệm: Là kiểu ẩn dụ mà người nói hoặc người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ

- Phân loại: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức

+ Ẩn dụ cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng: Giúp cho câu văn, câu thơ tăng sức biểu cảm. Làm câu văn câu trơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn

d. Hoán dụ:

- Khái niệm: Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương tự với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

+ Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

- Tác dụng: Sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng

e. Điệp ngữ:

- Khái niệm: Là việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn

- Phân loại: Có 3 kiểu điệp ngữ thường gặp:

+ Điệp ngữ nối tiếp

+ Điệp ngữ chuyển tiếp

+ Điệp ngữ cách quãng

- Tác dụng: Nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK