Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Câu 1: Thế nào là trường từ vựng? A. Là...

Câu 1: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp những từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại. C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chu

Câu hỏi :

Câu 1: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp những từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại. C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc. Câu 2: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào cùng nằm trong một trường từ vựng? A. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới. B. Thất thểu, lò dò, chôm hổm, chập chững, rón rén. C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách. D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích. Câu 3: Từ nào không phải là từ tượng hình? A. Lom khom B. Đủng đỉnh C. Lộp bộp D. Xộc xệch Câu 4: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh? A. Xôn xao B. lê lết C. Vật vã D. Mải mốt Câu 5: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá… A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh. B. Biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa. C. Biệt ngữ của học sinh, sinh viên. D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến. Câu 6: Từ “mà” trong câu văn sau : “Trưa nay các em về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào? A. Tình thái từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Thán từ Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau? “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông mọi kiếp người!” (Tố Hữu) A. Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác Hồ. B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ. C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ. D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ. Câu 8: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Câu 9: Từ “à” trong câu : “Mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào? A. Quan hệ từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tính thái từ Câu 10: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ? A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ? B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi. C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần

Lời giải 1 :

Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?

C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.

Câu 2: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào cùng nằm trong một trường từ vựng?

D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.

( đây là trường từ vựng chỉ tiếng cười)

Câu 3: Từ nào không phải là từ tượng hình?

C. Lộp bộp

( âm thanh phát ra khi gõ vào vật cứng nào đó như bàn,ghế,..Vậy đây là từ tượng thanh)

Câu 4: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Xôn xao

( nhiều âm thanh được vọng lại từ nhiều phía.Các từ con lại là từ tượng hình)

Câu 5: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá…

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.

Câu 6: Từ “mà” trong câu văn sau : “Trưa nay các em về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào?

⇒  A. Tình thái từ

( dùng để biểu thị sắc thái tình cảm của nhân vật ông đốc trong văn bản)

Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người!”

C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ.

( tình yêu bao la, to lớn của Bác dành cho nhân dân, đất nước Việt Nam)

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?

B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.

Câu 9: Từ “à” trong câu : “Mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào?

D. Tính thái từ

( dùng để tạo câu nghi vấn)

Câu 10: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?

A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?

( từ "đi' ở câu này có nghĩa là đã chết, mất).

Thảo luận

Lời giải 2 :

1C

2A

3D

4B

5A

6D

7B

8A

9C

10C

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK