Trang chủ Đạo đức Lớp 5 Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ...

Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Phần soạn bài câu hỏi 48918 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Phần soạn bài

Lời giải 1 :

1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. => Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan lớn đầu triều nhưng chí công vô tư và cương trực. Ông là người kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Người muốn được làm câu đương vốn là “người nhà” của Linh Từ Quốc Mẫu. Anh ta chắc mẩm trong bụng thế nào mọi việc cũng sẽ xong xuôi tốt đẹp. Nào ngờ khi nghe Trần Thủ Độ nói “phải chặt một ngón chân” để phân biệt với những câu đương khác, thì anh ta “kêu van mãi” mới được Thái sư tha cho! Có lẽ vì thế trong dân gian mới có lời về châm biếm:

Câu đương ăn nhặn gì đâu,

Ngón chân bị chặt thì đau vô cùng!

Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan to đầu triều mà rất chí công và cương trực. Có lẽ ông là người đầu tiên ở nước ta kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội!

Bạn có biết?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK