Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 T0868 839565 CÂU HỎI ÔN TẶP LỊCH SỬ 9 Câu...

T0868 839565 CÂU HỎI ÔN TẶP LỊCH SỬ 9 Câu 1: Lập biểu bản quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919- 1925? (Thời gian / Sự kiện /Ý nghĩa,

Câu hỏi :

Trả Lời hộ mình với ạ. Mơn

image

Lời giải 1 :

Làm hết ak

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: 

Lập niên biểu:
Thời gian Nội dung hoạt động Ý nghĩa
18/6/1919 Thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Những Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bản luận cương này đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc sớm xác định được con đường giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.
25/12/1920 Tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, một nhà yêu nước, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
1920-1923 Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). Người là chủ nhiệm kim chủ bút của Tờ báo Le Paria. Người đã tích cực viết bài cho Báo Người Cùng Khổ, Báo Nhân đạo, Báo Đời sông công nhân, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp. Cùng với việc hoạt động trong Hội liên hiệp thuộc địa, trong Đảng Cộng sản Pháp, viết bài cho các báo chí ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực tuyên truyền lí luận cách mạng về nước. +Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
+Chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

1923-1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô tham gia Hội nghị Quốc tế Nông dân. Trong thời gian ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã vào học tại trường Đại học Phương Đông. Người tham gia công tác trong bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản và đồng thời dành nhiều thời gian khảo sát nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội của nhân dân Xô-viết và công tác xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong thời gian hoạt đọng ở Liên Xô, Người đã viết nhiều bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín quốc tế. Người đã tham dự một số hội nghị và đại hội quốc tế như Hội Nghị quốc tế Công nhân, Hội nghị quốc tế Nông dân và đặc biệt là Đại Hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Ở những diễn đàn quốc tế này, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày một số tham luận khẳng định vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải tuyên truyền lí luận cách mạng và thành lập đảng cộng sản ở các nước thuộc địa. Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc vẫn quan tâm củng cố đường dây liên lac từ Pháp về nước, đồng thời thiết lập đường dây mới nhằm tăng cường đem sách báo cách mạng về Việt Nam.
1924-1925 Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô sang Quảng Châu (Trung Quốc) và tại đây Người tuyên truyền lí luận cách mạng và bắt tay về mặt chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với Tâm tâm xã (là một tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam thành lập vào năm 1923). Người nhận thấy rằng họ không hiểu gì về lí luận và càng không biết về việc tổ chức. Vì thế Người đã quyết định thành lập một tổ chức mới. Người lựa chọn những phần tử tiên tiến trong Tâm Tâm xã để thành lập một nhóm trung kiên lấy tên là Cộng sản đoàn (2/1925). Trên cơ sở đó, Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925). Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập đã mau chóng phát triển cơ sở về trong nước và hệ thống tổ chức của nó được xây dựng hết sức chặc chẽ từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, đến Kì bộ, Tỉnh bộ và cuối cùng đến tổ chức cơ sở là Chi bộ. Thông qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Người đã tập hợp những thanh niên yêu nước từ nước sang đem lí luận cách mạng và kinh nghiệm đấu tranh bồi dưỡng cho họ, đào tạo họ trở thành những người cốt cán rồi trở về nước hoạt động.

Câu 2:

–Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, hướng theo Cách mạng tháng Mười Nga (1917) vĩ đại.
+Việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đã mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
+Từ đó, Người đã xây dựng nên lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản rồi truyền bá vào Việt Nam chuẩn bị những điều kiện chín muồi cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Câu 3: 

*Hoàn cảnh lịch sử:

- Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .

- Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.

*Qúa trình thành lập của 3 tổ chức Cộng sản Đảng:

Đông dương Cộng Sản Đảng:

- Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.

- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

An Nam Cộng Sản Đảng:

 -  Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ.

 - Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.

Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:

- Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

*Ý nghĩa của việc thành lập 3 tổ chức Đảng:

- Đó là xu thế khách quan  của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở  Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.

- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

*Hạn chế của Ba tổ chức cộng sản Đảng:  

Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này  hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.

Câu 4:

-Do các tổ chức hoạt động riêng lẻ, tranh giành sự ảnh hưởng của nhau làm cho Phong Trào Cách Mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn

-Nội dung: 

+Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức Cs riêng lẻ và nêu rõ chương trình của hội nghị

+Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam

+Thông qua chính cương vắn tắt của đảng, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

-Ý nghĩa: Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức CỘNG SẢN VIỆT NAM man tầm vóc lịch sử của 1 đại hội thành lập Đảng

Câu 7:

Xác định kẻ thù Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai Đế quốc phát xít, phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
Mục tiêu đấu tranh Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc; chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Lực lượng tham gia Chủ yếu là công nhân và nông dân. Đông đảo các giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ và cả những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương.
Hình thức và phương pháp đấu tranh Phong phú và quyết liệt, như bãi công, biểu tình, bãi khóa, bãi thị, mittin, bao vây huyện đường, thành lập đội tự vệ… Hình thức đấu tranh chủ yếu là bất hợp pháp. Rất phong phú, như mittin, hội họp, lập hội buôn, lập đoàn, đấu tranh báo chí, đấu tranh nghị trường, đưa đơn kiến nghị,… Hình thức đấu tranh là kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK