- Là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ
- Là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác
- Song thoại
- Đa thoại
o “Lượt lời”: Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình.
o “Cặp kế cận”: Hai lượt lời kế cận nhau, được điều khiển bằng quy tắc giữ sự cân bằng trong tương tác như cặp chào/chào, hỏi/đáp…
o “Cặp củng cố, sửa chữa”: Cặp lượt lời có chức năng chủ yếu là điều hòa quan hệ tương tác giữa các đối tác trong hội thoại.
o Trao lời: Vận động mà người nói SP1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía SP2 nhằm làm cho SP2 biết được rằng lượt lời được nói ra là dành cho SP2
o Trao đáp: Vận động SP2 hồi đáp lại lượt lời của SP1 (có thể bằng lời hoặc phi lời, hoặc kết hợp lời với các yếu tố phi lời)
o Tương tác: Vận động tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân vật hội thoại nhằm tạo nên sự điều hòa, nhịp nhàng của cuộc hội thoại, như sử dụng các tín hiệu hòa phối về lượt lời, các cặp kế cận, các cặp củng cố, sửa chữa
3.1. Ba nhóm quy tắc hội thoại (theo C. K. Orecchononi)
o Nguyên tắc cộng tác hội thoại và các phương châm hội thoại (theo Grice)
o Nguyên tắc quan yếu (theo Wilson và Sperber)
o Phép lịch sự
3.2. Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice
o Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích cuộc hội thoại
o Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi
o Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng
o Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng
o Hãy tránh lối nói tối nghĩa
o Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa
o Hãy nói ngắn gọn
o Hãy nói có trật tự
Lưu ý: Những hạn chế của nguyên tắc Grice
- Chỉ chú ý đến thành phần nội dung thông tin (lượng tin), chưa chú ý đến thành phần nội dung liên cá nhân
- Ranh giới không rõ ràng giữa các phương châm
3.3. Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber
3.4. Phép lịch sự
Định nghĩa “lịch sự”
o Có nhiều định nghĩa khác nhau, theo đó, lịch sự là
o Có thể chấp nhận cách hiểu sau của C.K. Orecchioni: Khái niệm lịch sự bao trùm tất cả các phương diện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quy tắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của quan hệ liên cá nhân
Lịch sự quy ước và lịch sự chiến lược
o Phép lịch sự vị thế (theo quan hệ dọc, quan hệ quyền thế)
o Phép lịch sự thân – sơ (theo quan hệ ngang, quan hệ thân cận)
Các lý thuyết về lịch sự. Lịch sự âm tính và lịch sự dương tính
Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin).
Theo Lakoff, có 3 quy tắc lịch sự cơ bản
Theo Leech, có 6 phương châm lịch sự lớn
<1> Phương châm khéo léo
<2> Phương châm rộng rãi
<3> Phương châm tán thưởng
<4> Phương châm khiêm tốn
<5> Phương châm tán đồng
<6> Phương châm thiện cảm
Lý thuyết của Brown và Levinson
o Thể diện: Hình ảnh - về - ta - công cộng mà mỗi thành viên trong xã hội muốn mình có được.
o Thể diện dương tính: Cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao.
o Thể diện âm tính: Mong muốn không bị can thiệp, được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn; là nhu cầu được được độc lập, tự do trong hành động, không bị ai áp đặt. Là lãnh địa của “cái tôi” – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần…
o Lịch sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được tôn trọng
o Đại bộ phận các hành động ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện âm tính hay dương tính của cả người nói và người nghe
o Bốn nhóm hành động đe dọa thể diện
o Lịch sự âm tính: Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận, gồm
o Lịch sự dương tính: Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của người nhận
3.5. Các biểu thức rào đón
o Là những biểu thức có chức năng vạch ra phạm vi và hướng dẫn cách hiểu, cách lí giải phát ngôn theo các quy tắc hội thoại, theo các điều kiện sử dụng các hành động ở lời tạo ra phát ngôn đó.
o Thường là các quán ngữ liên quan đến các phương châm cộng tác hội thoại của Grice
Rào đón phương châm cộng tác
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm về lượng
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm về chất
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm quan yếu
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm cách thức
Rào đón hành động ở lời
o Các BTRĐ liên quan đến điều kiện sử dụng hành động ở lời
Rào đón lịch sự
o Các BTRĐ giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời
Hội thoại là một vận động và phải trải qua một cuộc thương lượng
o Hình thức của hội thoại
o Cấu trúc của hội thoại
o Lí lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác
o Các yếu tố ngôn ngữ
o Nội dung hội thoại
o Thời gian thương lượng
o Thể thức thương lượng
o Kết cục của hội thoại
5.1. Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại
“Cặp kế cận”
o Bộ phận thứ nhất: Hành động dẫn nhập
o Bộ phận thứ hai: Hành động hồi đáp
o Cặp kế cận tích cực: Có hành động hồi đáp thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập
o Cặp kế cận tiêu cực: Có hành động hồi đáp không thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập
“Cặp kế cận chêm xen”: Là cặp kế cận chen vào giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kế cận
“Sự kiện lời nói”
“Đơn vị hội thoại”
o Cuộc thoại
o Đoạn thoại
o Cặp thoại
o Tham thoại (bước thoại)
o Hành động ngôn ngữ
“Tham thoại”
o Là phần đóng góp của một thoại nhân vào một cặp thoại
o Do hành động ở lời tạo nên
o Không đồng nhất với lượt lời (lượt lời có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tham thoại)
o Gồm hai thành phần
“Hành động ngôn ngữ”
o Là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại
o Có vai trò khác nhau trong việc tạo nên tham thoại
5.2. Chức năng của các đơn vị hội thoại
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK