Trang chủ Địa Lý Lớp 7 1. Nêu đặc điểm môi trường đới hoang mạc và...

1. Nêu đặc điểm môi trường đới hoang mạc và đới lạnh? 2. Động vật, thực vật thích nghi với hai môi trường này như thế nào? 3. Tại sao nói đới lạnh là vùng hoan

Câu hỏi :

1. Nêu đặc điểm môi trường đới hoang mạc và đới lạnh? 2. Động vật, thực vật thích nghi với hai môi trường này như thế nào? 3. Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất?

Lời giải 1 :

1. Đặc điểm của môi trường hoang mạc : 

  • Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái đất
  • Vị trí:
    • Nằm dọc hai bên đường chí tuyến
    • Ở sâu trong lục địa
    • Ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động
  • Khí hậu:
    • Khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt
    • Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè lớn.
  • Thực vật và động vật: Thiếu nước ->động thực vật nghèo nàn.
  • Dân cư: Tập trung ở các ốc đảo.

1 , Đặc điểm của môi trường đới lạnh :

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất dài. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

- Mưa ít (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.

- Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

2 , Động thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc là : 

---Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

---Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

2 , Động thực vật thích nghi với môi trường đới lạnh là : 

- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

- Các loài động vật thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ:

+ Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...);

+ Lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...);

+ Bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...);

+ Ngủ đông, di trú,...

3 , vì :

Vì có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với môi trường đới lạnh, thể hiện ở:

- Lượng mưa trung bình năm ít ,dưới 500mm: rất khô hạn

- Khí hậu rất khắc nghiệt: biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.

- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Môi Trường Hoang Mạc

a. Diện tích vị trí 

Hoang mạc chiếm 1 phần khá lớn trên bề mạc TĐ

Phần lớn các hoang mạc nằm:

Dọc theo 2 đường chí tuyến

Sâu trong nội địa( giữa đại lục Á-Âu)

Gần dòng hải lưu lạnh

b. Khí hậu

Khô hạn khắc nghiệt.

Lương mưa ít khả năng bốc hơi lại rất cao

Biên độ nhiệt cao

Biên độ nhiệt ngày đem rất lớn

c Cảnh quan

Bề mặt: Chủ yếu là sỏi đá hay cồn cát bao phủ

Thực vật cằn cỗi thưa thớt. Đọng vật hiếm hoi 

Môi trường đới lạnh

Vị trí

Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.

Ở 4 bán cầu là đại dương, ở Nam bán cầu là lục địa

Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt

Mùa đông dài nhiệt độ luôn dưới -18 độ C

Mùa hạ ngắn ngủi(3-5) tháng ko vượt quá 10 độ C

2 Môi trường hoang mạc

* THực vật

Thay dổi hình thái: lá biến dổi thành gai, hay bọc sáp, than thấp lùn thân hình cái chai dề dự trữ nước, bộ rễ dài và to, rút ngắn chu kì sinh trưởng

* Đọng vật bò sát vùi mình triong cát hoặc hốc đá kiếm ăn vào ban đêm

Động vật chịu đói khát giỏi và đi xa tìm thức ăn, nước uống

Môi trường Đới lạnh:

* Thực vật ít số lượng , số loài và chỉ phát triển vào mừa hạ.

* Động Vật tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu....

3. Vì Nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn -> được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK