Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ...

Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào mẫu KHÔNG CHÉP MẠNG Ạ câu hỏi 2871200 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào mẫu KHÔNG CHÉP MẠNG Ạ

Lời giải 1 :

Bài làm

Câu ngạn ngữ " Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" là lời nhận định về quá trình học tập gian khổ nhưng thành tựu đạt được qua những gian khổ đó lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa với những công sức mà họ đã bỏ qua

" Học hành " là cả một quá trình lâu dài mà con người tiếp thu hoặc để mở mang kiến thức nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người. Học hành có hai kiểu một là quá trình học, chủ động con người tự giác tìm hiểu, học hỏi những thông tin, kiến thức mà họ cho là lợi đối với mình, thông qua việc quan sát, lắng nghe những gì người khác truyền đạt, hoặc việc tra cứu, tìm kiếm kinh nghiệm từ các loại trải nghiệm, thực hành. Một cách học khác được coi là học bị động tức là con người không có chú ý việc tiếp thu, nhưng nói lại dần tự sâu vào tiềm thức như thói quen khó bỏ

Trái lại " quả ngọt " thì lại chính là phần ngon lành, tuyệt vời nhất của cây mà ai ai cũng ưa thích bởi hình thức đẹp đẽ, mùi vị ngọt ngào, cũng là chính là câu ngạn ngữ của Hy Lạp Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào của việc học cũng là chứng minh kết quả tra bao ngày tháng vun trồng vất vả . Như loại hình tượng cây rễ cay đắng và quả ngọt chính là ẩn dụ cho công cụ học hành đầy vất vả, gian lao, đôi lúc phải trải qua cả vị đắng để tạo được một nền tảng vững chắc cho cái cây tri thức được sinh sôi, lời kết thành những quả ngọt ấy là những thành công, những kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình phát triển con người trong xã hội

Nếu ta không lấy quả ngọt thì việc học sẽ không có năng lực khó khăn trong việc học cũng như nến vị cay đắng : bị điểm kém, bị quở trách, thi hỏng,... Tuy nhiên việc học hành có những tri thức để mình vượt qua khó khăn và thực hiện được ước mơ trong sau này. Những học sinh thiếu tri thức, ăn chơi, thì công việc của mình trong sau này sẽ khổ hơn trong cuộc sống cũng như là việc học của mình

Lời giải từ câu ngạn ngữ 1 chân lý tính chất của cuộc sống là luôn có rào cản tất yếu dường như để thử thách con ngủ và cũng để từ đó nhận ra chân giá trị của con người. Từ đó, ta sẽ nhận ra hướng phát triển của con người và xã hội . Học hành cũng không nằm ngoài rang giới của quy luật bất biến

Thảo luận

Lời giải 2 :

  1. Giải thích:

- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.

- Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.

- Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

  1. Phân tích – Chứng minh.

- Học hành có những chùm rễ đắng cay

+ Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.

+ Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành... Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.

+ Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng....

- Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành

+ Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.

+ Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương...

+ Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.

+ Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

* Dẫn chứng:

+ Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.

+ Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. (Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)

+ Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.

  1. Đánh giá – mở rộng

- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.

- Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập

- Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.

  1. Bài học:

* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.

* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.

dàn ý => bài văn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK