Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Theo tác giả những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là:
- Đam mê.
- Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì.
0.5
0.25
0.25
2
Thí sinh chọn 01 trong các biện pháp tu từ sau:
- Lặp cú pháp/ điệp từ/liệt kê.
- Tác dụng: Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh quyết tâm và làm rõ giá trị của việc cần nỗ lực cam kết để thực hiện đam mê của mỗi người…
0.5
0.25
0.25
3
Thí sinh trình bày cách hiểu của bản thân và lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo:
- Đam mê được hình thành từ sự yêu thích và thế mạnh, năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người.
- Đam mê là sự gặp gỡ của sở thích, nhiệt huyết và khả năng thực hiện sở thích.
⟶ Từ đó hình thành những kế hoạch, những dự định đúng đắn và có khả năng thực hiện đam mê, không rơi vào mơ mộng, hão huyền, phi thực tế.
1.0
0.5
0.5
4
HS cần nêu rõ:
- Đam mê chính đáng, tích cực của bản thân (định hướng/ mong muốn nghề nghiệp, cuộc sống tương lai…)
- Trình bày ngắn gọn kế hoạch thực hiện niềm đam mê ấy.
* Lưu ý:
- Nếu HS trả lời không có đam mê, cũng phải nêu được một mong muốn nào đó trong cuộc sống...
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh trình bày được đam mê của bản thân và định hướng thực hiện đam mê một cách hợp lí.
1.0
0.25
0.75
II
LÀM VĂN
7.0
1
Hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về tuổi trẻ với đam mê.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hay tổng - phân - hợp.
b. Xác ịnh đúng vấn đề cần nghị luận
Bàn về tuổi trẻ với đam mê.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề cần nghị luận theo các cách khác nhau. Cần đảm bảo một số ý sau:
1.1. Giải thích:
- Đam mê là sự say mê, nhiệt huyết để biến những sở thích, sở trường của mỗi người thành hiện thực.
=> Đam mê của tuổi trẻ là niềm đam mê chính đáng, tích cực, thúc đẩy tuổi trẻ nỗ lực phấn đấu khẳng định bản thân.
1.2. Phân tích - bình luận:
+ Tuổi trẻ cần phải có đam mê. Vì niềm đam mê đã mang đến cho tuổi trẻ sự hứng khởi, tiếp thêm động lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra.
+ Phê phán những người trẻ sống không có đam mê; đam mê mà không kiên trì theo đuổi.
+ Cần phải phân biệt đam mê với mê muội thái quá, cần có những đam mê chân chính phù hợp.
1.3. Bài học và liên hệ bản thân:
- Tuổi trẻ cần có đam mê.
- Chuẩn bị những hành trang cần thiết để thực hiện đam mê.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Có diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
2
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà qua đoạn trích trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp hoang dại và đầy cá tính của sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
* Khái quát chung về tác giả và tác phẩm
* Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên:
- Thông qua việc cảm nhận đoạn trích, học sinh cần làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Sự hùng vĩ của cảnh đá bờ sông.
+ Sự hung bạo, dữ dội qua việc miêu tả sự phối hợp giữa nước, đá, sóng, gió ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng; những hút nước xoáy tít đáy ở quãng Tà Mường Vát và âm thanh tiếng nước thác.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh phóng đại, liên tưởng, phép điệp cấu trúc, ngôn từ giàu hình tượng…
* Liên hệ với hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn:
- HS giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và làm nổi bật vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính của sông Hương ở thượng nguồn.
- Làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn:
+ Với Nguyễn Tuân: Đó là cái tôi tài hoa, uyên bác.
+ Với Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đó là cái tôi tài hoa, mê đắm.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện sự tinh tế, khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ
1, Những nguyên liệu để làm nên chiếc bánh thành công đó là: đam mê, ý chí, nghị lực vượt khó, lòng kiên trì
2.
Biện pháp điệp ngữ "Cam kết"
Tác dụng: nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa to lớn, thiêng liêng của sự cam kết trên hành trình vươn tới thành công ở mỗi người.
3,
Ý kiến này có nghĩa là đam mê được tạo ra từ sở thích và tiềm năng. Nếu như chỉ có sở thích mà không có tiềm năng thì khó hiện thực hóa sở thích. Nếu chỉ có tiềm năng mà không có sở thích thì khó duy trì được lâu dài.
4, tHÔNG điệp có ý nghĩa nhất đối với em là thông điệp về việc để thành công, con người cần phải duy trì sức mạnh nội tại của bản thân, đồng thời duy trì đam mê, lòng kiên trì và nghị lực, ý chí vượt qua thử thách của chính bản thân mình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK