Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài tập 1: Đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc...

Bài tập 1: Đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến” (in trong tập “Xóm Bờ Giậu” của Trần Đức Tiến) dưới đây và trả lời các câu hỏi: Tối thứ Bảy hằng tuần p

Câu hỏi :

Bài tập 1: Đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến” (in trong tập “Xóm Bờ Giậu” của Trần Đức Tiến) dưới đây và trả lời các câu hỏi: Tối thứ Bảy hằng tuần phải biểu diễn rất khuya, nên sáng Chủ nhật nào Ốc Sên cũng ngủ nướng. Cô Ốc là người mẫu, không được thiếu ngủ. Thiếu ngủ là chúa nhanh già, nhanh xuống sắc. Thế mà sớm chủ nhật đó, cô Ốc lại bị đánh thức giữa chừng. Con đường băng qua trước cửa nhà bỗng rầm rập bước chân. Không nghe tiếng người, nhưng tiếng chân bước thì kéo dài vô tận. “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” Cô Ốc rón rén đi ra cửa. Mặt trời chưa mọc, nhưng hừng đông với ánh sáng màu hồng nhạt đã phủ lên khắp làng mạc, thôn xóm. Một đàn kiến hùng dũng nối đuôi nhau trên đường. Những chú kiến đi đầu khuất sau khúc cua cuối vườn, nhưng phía sau kiến vẫn ùn ùn chui ra từ lỗ hổng của bức tường cũ. Kiến không phải là cư dân xóm Bờ Giậu. Họ chỉ mượn đường đi qua đây. Có mấy chú bạo dạn mỉm cười với cô Ốc. - Mời các chú nghỉ chân, vào uống hớp nước đã. – Cô Ốc đon đả. Vài chú kiến liền tách ra khỏi đàn. Khi họ lại gần, cô Ốc mới nhìn rõ trên vai chú nào cũng vác theo một bao hàng nặng. - Ơ, thế hóa ra mọi người đi chở hàng, chứ không phải…? Cô Ốc định hỏi “chứ không phải hành quân ra trận à”, nhưng kịp ngừng lại. Hòa bình lâu rồi, hỏi thế các chú ấy cười chết. - Vâng. Phải làm ngày làm đêm chị ạ. - Chủ nhật cũng không được nghỉ? Nghe cô Ốc hỏi, chú kiến đi đầu cười ầm lên: - Chúng em không được nghỉ chủ nhật như chị đâu chị ơi. - Thế chả nhẽ cứ quần quật quanh năm suốt tháng? - A, có chứ. – Chú kiến vội giải thích. – Mùa này mưa nắng thất thường lắm. Ngày nào mưa thì cả họ nhà chúng em chả làm ăn gì được. Vì thế nên ngày nắng, chúng em phải tranh thủ sửa sang nhà cửa, tích trữ lương thực, thực phẩm…Nắng làm việc. Mưa nghỉ ngơi. Ngày mưa coi như là ngày chủ nhật của chúng em đấy. Mấy chú kiến chụm đầu uống giọt sương mát lạnh trên lá trúc khô. Xong, lại xốc bao hàng lên vai, tạm biệt cô Ốc. Cô Ốc ngơ ngẩn nhìn theo đàn kiến đông nườm nượp. Mặt trời lên, cô chọn chỗ ấm áp, nằm thu mình, thanh thản chìm vào giấc ngủ. Hôm nay là chủ nhật của cô. Cô ngủ để lấy sức làm việc cho cả tuần… Câu 1: Câu chuyện được viết theo thể loại nào? Truyện cổ tích Truyện đồng thoại Thơ năm chữ Thơ lục bát Câu 2: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Đàn kiến Cư dân xóm Bờ Giậu Cô Ốc Sên Chú kiến đi đầu Câu 3: Khi gọi nhân vật là “cô Ốc”, miêu tả những chú kiến “hành quân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Điệp từ Ẩn dụ So sánh Nhân hóa Câu 4: Theo em, dấu ngoặc kép trong câu “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” có công dụng gì? Câu 5: Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể của truyện? Câu 6: Tìm và ghi lại các từ láy trong ba câu văn cuối truyện. Câu 8: Nêu nhận xét ngắn gọn của em về nhân vật cô Ốc và đàn kiến khi đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến”.

Lời giải 1 :

`#``k``i``n`

`1`. Câu chuyện được viết theo thể loại đồng thoại.

`2`. Nhân vật chính trong câu chuyện là Cô Ốc Sên.

`3`. Khi gọi nhân vật là “cô Ốc”, miêu tả những chú kiến “hành quân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

`4`. Theo em, dấu ngoặc kép trong câu “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” có công dụng ;à đánh dấu ý nghĩ của nhân vật Cô Ốc Sên.

`5`. Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ `3` ( giấu mình) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể của truyện là không xưng “tôi”, các nhân vật, sự vật được gọi bằng tên của nó.

`6`. Tìm và ghi lại các từ láy trong ba câu văn cuối truyện, ta có: Ấm áp và thanh thản.

`8`. Nêu nhận xét ngắn gọn của em về nhân vật cô Ốc và đàn kiến khi đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến”.

`->` Cô Ốc: tốt bụng, chăm chỉ, hiếu khách, hòa đồng,…

`->` Đàn kiến: siêng năng, cần cù, biết tận dụng thời gian, cơ hội để kiếm ăn,…

Thảo luận

-- Ầu bà vẫn thức ..-..
-- Thì chơi top với ôn thi thôi '''_00 Chưa ngủ à ?
-- Chưa. Hok hiểu sao cứ thức O.O
-- Nhớ tôi hả ?
-- :v Cx đúng. Vì tình nghĩ từ khi làm đơn:>>>
-- Hơ =)) thôi cày đi
-- Okii =)))

Lời giải 2 :

Bài làm: 

Câu 1: Câu chuyện được viết theo thể loại nào?

⇒ Truyện đồng thoại. 

Câu 2: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

⇒ Cô Ốc Sên.

Câu 3: Khi gọi nhân vật là “cô Ốc”, miêu tả những chú kiến “hành quân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

⇒ Biện pháp tu từ: nhân hóa. 

⇒ Kiểu nhân hóa:

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 

Câu 4: Theo em, dấu ngoặc kép trong câu “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” có công dụng gì?

⇒ Dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng: đánh dấu lối suy nghĩ của Ốc Sên. 

Câu 5: Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể của truyện?

⇒ Truyện này được kể theo ngôi thứ ba. 

⇒ Dấu hiệu: người kể chuyện giấu mình và gọi tên của các nhân vật. 

Câu 6: Tìm và ghi lại các từ láy trong ba câu văn cuối truyện.

⇒ Các từ láy có trong ba câu văn cuối truyện là: ấm áp, thanh thản. 

Câu 8: Nêu nhận xét ngắn gọn của em về nhân vật cô Ốc và đàn kiến khi đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến”.

⇒ Cô Ốc sên: là một người nhân hậu, mến khách và biết quan tâm đến người khác. 

⇒ Đoàn kiến: là những chú kiến chăm chỉ, lương thiện và chất phác. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK