Trang chủ GDCD Lớp 8 Giải thích câu: Đạo đức là pháp luật tối đa...

Giải thích câu: Đạo đức là pháp luật tối đa /Pháp luật là đạo đức tối thiểu câu hỏi 48103 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giải thích câu: Đạo đức là pháp luật tối đa /Pháp luật là đạo đức tối thiểu

Lời giải 1 :

đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.

Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Song, nếu pháp luật là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này....

Nếu pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh.

Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị những hành động vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội.

Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự trừng giới bên ngoài hay sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa.

Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.

Thảo luận

Lời giải 2 :

heo em, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.

Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Song, nếu pháp luật là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này....

Nếu pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh.

Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị những hành động vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội.

Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự trừng giới bên ngoài hay sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa.

Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK