-Em sinh ra và lớn lên ở một làng quê thanh bình, nơi đó có những hàng dừa cao vút, có những khu vườn rộ trái cây ngon, có những cánh đồng lúa mỏi cánh cò bay… Và đẹp nhất ở đó, chính là dòng sông chảy xuyên qua ngôi làng, đem đến bao niềm vui và hạnh phúc.
Dòng sông ấy không ai biết là đã có tự bao giờ, chỉ biết ngay từ gia đình đầu tiên đến làng sinh sống thì nó đã có ở đấy rồi. Và như bao con sông thầm lặng khác trên vùng đất này, con sông chẳng có tên gọi cụ thể, người ta vẫn gọi nó bằng cái tên thân mật là con sông của làng Năm. Dòng sông không quá dài, vì nó chỉ là một nhánh nhỏ được tách ra từ dòng sông lớn ngoài kia. Bề ngang của sông rộng chừng gần 8m, với nơi sâu nhất khoảng 1m6. Tuy nhiên, đó chỉ là ở giữa lòng sông thôi, hai bên bờ sông, nước khá thấp, chỉ từ đầu gối của em mà thôi. Vì thế, thật dễ dàng cho mọi người xuống sông chơi. Nước sông vốn có màu trong suốt, hơi đục do có một lượng phù sa lẫn ở bên trong. Tuy nhiên, do dưới đáy sông là một lớp bùn sình màu nâu đen, nên cứ có cảm giác nước sông sẫm hơn bình thường một chút. Ngoài ra, màu sắc của dòng sông còn có thể thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Buổi sớm, mặt sông loang lổ màu đỏ rực, buổi trưa, sông hiện rõ màu trong trắng dưới ánh nắng mặt trời. Buổi chiều ta, dòng sông dịu dàng dưới ánh hoàng hôn. Và khi về đêm khuya, sông lại như tắm mình dưới bể trắng của ánh trăng. Thật là kì diệu.
Dòng sông ấy đã gắn liền với bao thế hệ người dân của làng em. Nó đi vào những câu ca, những bài hát ru mà bao đứa trẻ đã nghe để lớn lên. Nó còn trở thành một kí ức đẹp trong miền tuổi thơ của biết bao đứa trẻ. Về những buổi trưa đi học về ngang qua dòng sông, cố nán lại để tận hưởng làn gió mát. Về những chiều rủ nhau tắm mát dưới sông. Và cả hình ảnh những bà những mẹ đang cặm cụi mò cua, bắt ốc, đãi hến bên bờ sông. Không chỉ thế, dòng sông còn đem lại những nguồn thu nhất định cho người dân trong làng. Từ những cá, tôm, ốc… thu hoạch dưới sông. Đến những chiếc thuyền chở người, chở hàng ngược xuôi trên dòng sông.
Em yêu dòng sông quê hương em lắm. Dù nay đã xa quê, theo bố mẹ lên thành phố, nhưng em vẫn nhớ mãi không quên được dòng nước mát lành ấy, cùng những hàng dừa vút cao bên bờ sông và những chiếc xuồng đủng đỉnh trên mặt nước. Lúc nào, em cũng mong nhanh đến kì nghỉ hè để được về quê, được sà vào dòng sông yêu thương.
-
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường , em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
Quê hương em có dòng sông Cửu yên hiền hòa thơ mộng chảy qua. Con sông ấy đã gắn liền với tuổi thơ của em, đồng hành cùng em trong mỗi bước chân tới trường.
Dòng sông cửu yên nằm vắt ngang trên quê em , chia quê em thành hai bờ, bờ trái và bờ phải. Nhà em nằm ở bờ phải nhưng trường học lại nằm bên bờ trái nên không có ngày nào là em không đi qua dòng sông. Mỗi sáng sớm, dòng sông như dải lụa xanh chảy hiền hòa, thơ mộng. Trong những ngày có sương mù, những chiếc thuyền nằm bên bờ sông lúc ẩn, lúc hiện. Lòng sông trở nên như thực, như mơ. Mỗi sáng em đi học qua dòng sông Cửu yên đều nhìn thấy ánh đèn hắt ra từ các con thuyền. Với nhiều người, thuyền chính là nhà. Họ mưu sinh hàng ngày nhờ công việc chài lưới.
Những khi mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu xuống làm nước sông lấp lánh ánh vàng. Giữa trưa nắng em đi học về ngang qua dòng sông mà cảm thấy mát lịm. Khi đêm xuống, dòng sông lại chìm vào giấc ngủ. Chỉ có những con người ở xóm chài bên ánh đèn bập bùng chuẩn bị cho công việc đi đánh cá đêm. Những ngày mở cửa xả lũ, sông Cửu yên như mang một hình hài khác, mạnh mẽ và có phần hung dữ.
Nhưng dù hiền hòa thơ mộng hay hung dữ thì sông cửu yên vẫn là dòng sông mà em yêu nhất.
Tả ngôi trường :
Mái trường là nơi mở ra cho chúng ta tìm đến với những chân trời mới. Đối với em, mái trường tiểu học đã để lại thật nhiều tình cảm sâu sắc.
Ngôi trường của em là một ngôi trường rất rộng và đẹp. Trường gồm có ba dãy nhà. Đứng từ bên ngoài trường, em có thể cảm thấy ngôi trường thật rộng lớn. Cánh cổng trường là cửa sắt, vừa đảm bảo an toàn, lại vừa bền mà đẹp nữa. Cổng trường có một cửa chính và một cửa phụ. Phía trên cổng chính là một tấm bảng lớn ghi tên trường.
Bên trái cổng trường là khu vực nhà để xe của giáo viên và học sinh. Hau bên cánh cổng trường là hai dãy lớp học ba tầng. Những dãy nhà được sơn màu vàng, vẫn còn rất mới. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Phía sau dãy nhà hiệu bộ là tòa nhà mới được xây dựng có phòng thư viện, phòng tin học… để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh.
Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh của trường. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để cùng nhau trò chuyện. Hoặc có khi chúng tôi lại chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… trên sân trường.
Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK