Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Như thế nào là từ ghép, nêu ví...

Câu 1: Như thế nào là từ ghép, nêu ví dụ minh họa, có mấy loại từ ghép? Câu 2: Có mấy loại từ láy? Kể tên các loại từ láy đó? Câu 3: Tìm từ láy có trong các câ

Câu hỏi :

Câu 1: Như thế nào là từ ghép, nêu ví dụ minh họa, có mấy loại từ ghép? Câu 2: Có mấy loại từ láy? Kể tên các loại từ láy đó? Câu 3: Tìm từ láy có trong các câu sau: a. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. b. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Câu 4: Từ Hán Việt là gì? Nêu ví dụ. Câu 5: Cho biết tác giả, thể loại văn bản, phương thức biểu đạt của các văn bản: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Qua đèo ngang, Bánh trôi nước; Bạn đến chơi nhà. Câu 6: Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm? Câu 7: Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. Câu 8: Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

Lời giải 1 :

C1 Định nghĩa từ ghép là gì? Từ ghép theo sách tiếng việt lớp 4 có thể hiểu rằng đây là từ loại được tạo thành bởi 2 từ đơn. Tuy nhiên, điều kiện của 2 từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa bổ sung cho nhau.

Các trường hợp thường thấy về từ ghép là được hợp thành từ 1 danh từ và 1 động từ, 1 danh từ và 1 tính từ hoặc 2 động từ với nhau.

Ví dụ: Các từ ghép được với từ khăng, từ sét là: khăng khăng, chơi khăng, sấm sét, đất sét, tiếng sét…

Vậy còn từ xét ghép với từ nào để tạo thành từ ghép? Đó là từ: xét nét, xét xử hay xem xét…

C2:Từ láy có 2 loại : Từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ

* Từ láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn

Vd : xa xa , xanh xanh , ...

Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hoà về âm thanh) . VD : bần bật , thăm thẳm

* Từ láy bộ phận : các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu

Vd : rực rỡ (phụ âm r ) , liêu xiêu (phần vần iêu)

C4:

Theo giải nghĩa từ Hán Việt lớp 7 là những từ được vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm riêng của tiếng Việt. Vậy tại sao từ Hán Việt thông dụng đến vậy? 

Giải nghĩa từ Hán Việt ngữ văn 7 là gì?

Do đất nước ta đã từng bị các thế lực phong kiến Trung Quốc xâm chiếm, đô hộ hàng nghìn năm; vì thế mà sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài. 

Ðặc biệt là chữ Hán đã được sử dụng làm chữ viết chính thức của nước ta trong hàng thế kỷ. Vì thế cho nên tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ tiếng Hán, tần suất sử dụng với số lượng cao. Hiện nay, số lượng từ Hán – Việt đang chiếm hơn 60% trong hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán – Việt đều là từ đa âm tiết, tức là từ hai âm tiết trở lên.

Phân loại cụ thể từ Hán Việt

Để giúp quá trình học tiếng Việt được đơn giản hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như dưới đây đó chính là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt đã được Việt hoá.

– Từ Hán Việt cổ: Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt vào trước thời Nhà Đường.

Ví dụ như “tươi” có âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”.  Xưa với âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt sẽ là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt chính là “phiền”. Còn Kén trong âm Hán Việt nghĩa là “giản”. Chè trong âm Hán Việt thì là “trà”.

– Từ Hán Việt: Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng nhiều trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến khi đất nước Việt Nam bước vào thời gian đầu của thế kỷ 10.

  •  Từ Hán Việt cổ thì có nguồn gốc từ tiếng Hán trước đời Nhà Đường.
  •  Từ Hán Việt nguồn gốc từ tiếng Hán trong thời Nhà Đường.

Ví dụ như là từ gia đình, lịch sử, tự nhiên.

– Từ Hán Việt được Việt hoá: Các từ Hán Việt này không nằm trong 2 trường hợp trên khi nó có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác biệt và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn để có thể đưa ra lời giải thích đúng nhất về trường hợp này.

Ví dụ như Gương có âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt sẽ là “quả”. Cầu trong “cầu đường” tương ứng với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt sẽ là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là từ “kiếp”. Trồng, giồng có âm Hán Việt là “chúng”. Thuê với âm Hán Việt sẽ là “thuế”.

Tra từ Hán Việt hay thường gặp và giải nghĩa

Một số từ Hán Việt chúng ta thường gặp có ý nghĩa rất hay và độc đáo, hãy cùng tìm hiểu về chúng các bạn nhé!

Một số từ Hán Việt thường dùng

  • Gia đình: Là nơi mà những người thân thiết, có quan hệ máu mủ ruột thịt trong nhà cùng đoàn tụ với nhau.
  • Phụ mẫu: Bố mẹ, ba má, cha mẹ.
  • Nghiêm quân: Bố, cha.
  • Từ mẫu: Mẹ, má.
  • Kế mẫu: Mẹ kế.
  • Trưởng nam: Con trai cả, con trai đầu lòng.
  • Trung nam: Con trai sinh giữa.
  • Quý nam: Con trai út trong gia đình.
  • Thiếu nữ: Cô con gái nhỏ.
  • Gia nhi giai phụ: Con tốt
  • Tiên tổ: Ông tổ đời trước (đã từ rất lâu đời).
  • Viễn tổ: Ông tổ đời xa (cực kỳ lâu đời).
  • Gia công: Ông nội.
  • Đích tôn: Cháu trai đầu.
  • Huyền tôn: Chít, là cháu của cháu.
  • Nội tử: Chồng sẽ gọi vợ là nội tử.
  • Phu quân: Cách gọi của người vợ với chồng.
  • Quả phụ: Người đàn bà goá (chồng đã c.h.ế.t).
  • Nội trợ: Làm những công việc dọn dẹp trong nhà như quét dọn, bếp núc, giặt giũ quần áo.
  • Bách niên giai lão: Hai vợ chồng bên nhau đến già, đến trăm tuổi.
  • Phu phụ hòa: Vợ chồng đôi bên hoà thuận, không có xích mích

C3:

*CỔNG TRƯỜNG MỞ RA;

1. Tác giả ( Lí Lan)
- Bà là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.
- Sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957
- Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dưong, thành phố Sán Đầu, tỉnhQuảng Đông, Trung Quốc.
- Các tác phẩm tiêu biểu của Lí Lan:

Ngôi nhà trong cỏ Nơi Bình Yên Chim Hót Chút Lãng Mạn Trong Mưa Hội Lồng Đèn Chiêm Bao Thấy Núi Truyện Những Người Lớn Mưa Chuồn Chuồn Chân Dung Người Hoa Đất Khách Lệ Mai Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi Khi Nhà Văn Khóc Dặm Đường Lang Thang Dị Mộng Quán Bạn Một Góc Phố Tàu Ba Người và Ba Con Vật Là Mình Người Đàn Bà Kể Chuyện Miên Man Tùy Bút Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen Tiểu Thuyết Đàn Bà Hồi Xuân


2. Tác phẩm
- Thể loại: văn bản nhật dụng, thể kí
- Ngôi kể thứ nhất
- Tác phẩm được viết theo difng cảm xúc thể hiện tình cảm mẹ với con
- Bố cục: 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học” là Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
Đoạn 2: tiếp theo đến hết là vai trò của giáo dục với thế hệ trẻ

3 Nội dung

Trước ngày khai trường của con tâm trạng bồi hồi, náo nức thể hiện tình cảm thiêng liêng của mẹ đối với con.

Thảo luận

-- bạn có thể ghi ngắn gọn giúp mình đc ko ạ?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK