Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Từ sự phát triển của liên minh châu Âu (EU)...

Từ sự phát triển của liên minh châu Âu (EU) đã để lại bài học gì cho ASEAN? câu hỏi 3201200 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Từ sự phát triển của liên minh châu Âu (EU) đã để lại bài học gì cho ASEAN?

Lời giải 1 :

`+` Bài học từ sự phát triển của liên minh châu Âu (EU) đã để lại bài học cho ASEAN : 

`-` cần hợp tác chặt chẽ hơn , toàn diện hơn về nhiều mặt : kinh tế , chính trị , văn hóa ,...

`-` Cần nâng cao khả nâng phối hợp , nắm bắt tình hình thế giới sớm hơn để có những thay đổi phù hợp

`-` Luôn phải sửa đổi toàn diện , đồng đều để phù hợp với hoàn cảnh thế giới

`-` Nâng cao tinh thần hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các nước thành viên

`#Harryisthebest`

Thảo luận

Lời giải 2 :

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) thường được so sánh với nhau và một số người còn cho rằng ASEAN nên đi theo mô hình của EU. Quan điểm này dĩ nhiên không còn được ủng hộ nhiều từ sau việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) - một sự kiện đã làm dấy lên những lo ngại về sự bền vững của các khối liên minh quốc gia.

Tuy nhiên, ASEAN vẫn giữ được sự ổn định, vì đặc điểm và cơ cấu thể chế của ASEAN đã giữ cho khối đứng vững trước những thách thức tương tự như Brexit. Được hình thành với bối cảnh lịch sử khác nhau, rõ ràng ASEAN và EU đi theo những con đường khác nhau trong quá trình định hình chủ nghĩa khu vực.

Các nước châu Âu đã là những quốc gia phát triển khi thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) vào năm 1951 – tổ chức tiền thân của EU. Họ hình dung rằng việc huy động nguồn tài nguyên từ nhiều nước có chủ quyền và với những cách tiếp cận hội nhập khác sẽ giúp châu Âu tránh được việc xảy ra một cuộc chiến tranh khác.

Trong khi đó, vào lúc ASEAN được thành lập năm 1967, hầu hết các nước thành viên mới chỉ bước ra khỏi cái bóng của các nước đô hộ. Khi các nước này bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước, các lãnh đạo đều phải cố gắng giữ vững nền độc lập còn non trẻ của mình. Đây là một điểm quan trọng để hiểu cách ASEAN tiếp cận vấn đề hợp tác khu vực.

Thêm vào đó, sự đa dạng của Đông Nam Á về văn hoá, tôn giáo, hệ chính trị, dân tộc và trình độ phát triển kinh tế cũng là cơ sở cho một cách tiếp cận thận trọng hơn trong vấn đề khu vực. Do đó, ASEAN được thiết kế như một tổ chức liên chính phủ thuần tuý, và không có tham vọng trở thành một cơ quan siêu quốc gia như EU.

Sự khác biệt cơ bản này thể hiện rõ nhất trong cách hai tổ chức đưa ra những quyết định. Khoảng 80% luật của EU được thông qua đa số phiếu đủ điều kiện, đòi hỏi sự ủng hộ của 55% các nước thành viên và 65% dân số EU.

Đa số phiếu bầu kiểm soát định hướng của EU, ngoại trừ một số vấn đề nhạy cảm nhất định như chính sách đối ngoại và an ninh chung. Ngược lại, các nước thành viên ASEAN bao gồm cả lớn và nhỏ, đều có tiếng nói ngang bằng trong quá trình đưa ra quyết định dựa trên tham vấn và thống nhất.

Do đó, trong khi EU làm mờ biên giới các quốc gia thì việc tham gia ASEAN lại là một cách để tăng chủ quyền của các nước thành viên, đặc biệt là vấn đề an ninh-chính trị.

“Lấy lại đất nước” là một khẩu hiệu Brexit mạnh mẽ nhằm khôi phục lại quyền kiểm soát của Anh đối với các vấn đề trong phạm vi quốc gia. Điều này không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh các nước thành viên ASEAN hoàn toàn tin tưởng vào việc không can thiệp vào tình hình của nước khác.

Mô hình ASEAN là đặc trưng của “chủ nghĩa khu vực mềm”, nhấn mạnh vào thoả thuận đồng thuận và không chính thức. Không có một cơ quan mang quyền kiểm soát hoàn toàn ở ASEAN như Uỷ ban châu Âu – một tổ chức siêu quốc gia có quyền đưa ra hành động ngay cả khi không có sự đồng ý của một nước thành viên.

Nếu lý tưởng của EU có thể đã bị đẩy đi quá mạnh mẽ và quá nhanh thì ASEAN lại thường bị chỉ trích là quá chậm và quá ít. Thị trường chung châu Âu - nơi mà hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn và con người có thể di chuyển tự do - là một thành tựu đáng nể.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK