Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 PHẦN I (6,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ và trả lời...

PHẦN I (6,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay, bác tới nhà , Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, k

Câu hỏi :

PHẦN I (6,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay, bác tới nhà , Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! (Ngữ văn 7- tập 1, trang 104) Câu 1: (1,0 điểm) Tác giả bài thơ trên là ai? Kể tên một bài thơ có cùng thể loại? Câu 2: (1,0 điểm) Tìm các đại từ sử dụng trong văn bản và phân loại. Việc sử dụng đại từ trong câu thơ thứ nhất có tác dụng gì? - Câu 3: (2,0 điểm) Hãy so sánh với một bài thơ khác đã học trong chương trình VHTĐ cũng sử dụng cụm từ “ta với ta” để khép lại bài thơ. Câu 4: (1,5 điểm) Hoàn cảnh tiếp đãi bạn của Nguyễn Khuyến là những gì? Theo em hiểu đó có phải Nguyễn Khuyến đang giãi bày về hoàn cảnh nghèo khó của mình hay mang thêm một ý nghĩa khác nào khác? Câu 5: (0,5 điểm) Tìm một câu nói hay về tình bạn. PHẦN II (4,0 ĐIỂM): Cảm nhận về một loài cây em yêu thích

Lời giải 1 :

Bài làm:

Câu 1:

-Tác giả bài thơ trên là Nguyễn Khuyến.

- Một bài thơ có cùng thể loại: Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)     

Câu 2:

-Đại từ trong bài là: bác, ta. Là đại từ xưng hô.

-Tác dụng: việc dùng đại từ sẽ chỉ ra được cái sự thân mật của tác giả đối với người bạn của mình, đồng thời thể hiện một tình bạn gần gũi và đằm thắm giữa tác giả và người bạn.

Câu 3: So sánh với một bài thơ khác đã học trong chương trình VHTĐ cũng sử dụng cụm từ “ta với ta” để khép lại bài thơ:

- Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Khác nhau:

Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: khách (bạn)

=> Thể hiện quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Câu 4:

Hoàn cảnh tiếp đãi bạn của Nguyễn Khuyến: 

 Một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn. Đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

=> Sự giãi bày về hoàn cảnh một cách khéo léo đồng thời thể hiện tình bạn trân thành.

Câu 5:

Câu nói hay về tình bạn: "Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm."

Xin hn ạ.

@Enk

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK