1. Thể loại: truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là 1 trong 12 thể loại văn học dân gian nước ta, gồm có các đặc điểm tiêu biểu sau:
+ Nội dung: thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nghê thuật: thường có các yếu tố hoang đường, kì ảo, tượng tượng
+ Tư tưởng: thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Sọ Dừa
Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện cổ tích Sọ Dừa tại đây )
4. Bố cục của văn bản Sọ Dừa
- Gồm 3 phần:
STTGiới hạnNội dungPhần 1Từ đầu → "đặt tên cho nó là Sọ Dừa"
Phần 2"Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không" → "phòng khi dùng đến"
Phần 3Phần còn lại
5. Giá trị nội dung của văn bản Sọ Dừa
Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, thường bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh
6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Sọ Dừa
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập: nhân vật chính diện (Sọ Dừa, cô út...) - nhân vật phản diện (2 cô chị...)
- Sử dụng nghệ thuật kể chuyện dân gian:
hoàn cảnh của Sọ Dừa trong câu truyện là nhà nghèo không có tiền cậu phải chăn trâu cho nhà phú ông .Ngay từ đầu người mẹ định không cho con đi chăn bò ở nhà phú ông.Sau khi gả được người cô em út của nhà phú ông cuộc sống của Sọ dừa rất hạnh phúc
XIN HAY NHẤT Ạ !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK