Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ 1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời...

ĐỀ 1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy th

Câu hỏi :

ĐỀ 1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? Xác định kiểu văn bản? Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung? Câu 4. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì? ĐỀ 2: Phần I. Tiếng Việt ( 2,0 điểm) Câu 1: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây? A. Từ đơn và từ ghép B. Từ đơn và từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép và từ láy Câu 2: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”? A. Mặt mũi B. Nhăn nhó C. Bà già D. Đau khổ Câu 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng: A. da người B. lá cây còn non C. lá cây đã già D. trời. Câu 4: Nhóm từ láy có vần “âp” trong các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh gợi tả A. Những âm thanh, hình dáng nhỏ bé. B. Chỉ sự vật không vững vàng, không chắc chắn. C. Những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp. D. Tất cả câu trên đều sai. Câu 5:Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ phù hợp ngữ cảnh là: A. Tạo áp lực cho người nghe B. Làm cho câu nói có vần có nhịp C. Làm cho câu nói thêm phần triết lí D. Làm cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao. Câu 6: Thành ngữ nào sau đây được dùng theo nghĩa ẩn dụ A. Đục nước, béo cò. C. Hôi như cú mèo: . C. Ngáy như sấm D.Đắt như tôm tươi. Câu 7: Câu thơ “Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru” (Bình Nguyên) cụm từ nào là thành ngữ? A. Mai sau C. bể cạn non mòn B. À ơi tay mẹ D. vẫn còn hát ru Câu 8: Hãy cho biết nghĩa của thành ngữ “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là gì? A. Nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất, cũng ngầm ẩn dụ cho sự đổi thay của cuộc đời. B. Chê người thiếu bình tĩnh, bối rối. C. Tình trạng mỗi người làm một cách trái ngược nhau, không có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất. D. Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ. Phần II. Đọc – hiểu văn bản Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:: " Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa. Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về. Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.” (Theo Truyện cổ tích Tổng hợp). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản. Câu 2. Chỉ ra các yếu tổ tưởng tượng, kì ảo trong văn bản trên. Câu 3. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tượng trưng cho điểu gì? Qua chiến thắng của Sơn Tinh trước Thuỷ Tinh, tác giả dân gian ngầm thể hiện mong muốn gì của nhân dân? Câu 4. Hãy kể tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK