Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong...

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong bài thơ sau: Đi không, há lẽ trở về không? Cái nợ cầm thư phải trả xong! Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem

Câu hỏi :

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong bài thơ sau: Đi không, há lẽ trở về không? Cái nợ cầm thư phải trả xong! Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Trong cuộc trần ai, ai dễ biết? Giúp mình với ạ mình cần gấp

Lời giải 1 :

"Đi không há lẽ trở về không, Cái nợ cầm thư phải trả xong."

   “Đi không” – lúc lên đường ứng thí, “không” công danh. Vào trường thi chỉ có một văn tài, một bản lĩnh đua tranh, như cá chép vượt Vũ Môn, tác giả tự tin khẳng định: “há lẽ trở về không”. Chữ “không” thứ 2 là không công danh, không sự nghiệp. Chữ “không” thứ 7 là trắng tay, chẳng đỗ đạt gì! Hai chữ “há lẽ” vang lên như một thách thức. “Nợ cầm thi” là nợ đàn sách của sĩ tử ngày xưa. Nợ cầm thư cũng như nợ bút nghiên, nợ đèn sách. “Cầm thư ” đã trở thành “cái nợ” vì thế có nghĩa vụ phải trả, phài hoàn thành xong xuôi, sòng phẳng. Tiếng “cái” trong “cái nợ cầm thư” nói lên sức nặng, cái giá ghê gớm của nợ đèn sách, nợ công danh. Càu thơ thứ 2 “Cái nợ câm thư phải trả xong” với 4 thanh trắc (cái, nợ, phải, trả) làm cho thanh điệu của câu thơ trĩu xuống, 3 thanh bằng (cầm, thư, xong) đã nâng giọng điệu câu thơ lên thanh thoát, nhẹ nhàng. Câu thơ biểu lộ một sự đĩnh đạc, hào hùng và phơi phới. Đó là sĩ khí của tác giả trước khi bước vào cuộc đọ trí đua tài. Một sĩ tử có tài năng đích thực mới có sự thách thức và niềm tin mạnh mẽ như vậy.

   Hai câu trong phần thực, 4 tiếng Hán Việt: điền viên, tuế nguyệt, thân thế, tang bồng – được đặt trong thế đối xứng hài hòa, ý thơ trở nên trang trọng. Thời trai trẻ, Nguyễn Công Trứ đã mấy phen nếm cay đắng trong chốn trường thi. “thi không ăn ớt thế mà cay”. (Tú Xương). Có lẽ vì thế đã có lúc, tác giả “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt”, lấy ruộng vườn vui với năm tháng. Nhưng đã trót, đã “Dở đem thân thế hẹn tang bồng” – Tang bồng là cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bổng, tượng trưng cho chí lớn, sức mạnh vẫy vùng, tung hoành khắp thiên hạ, ôm hoài bão giúp nước, cứu đời. Ở trên đã nói đến “nợ cầm thư” ở dưới lại nói “tang bồng”, tính hệ thống của ngôn ngữ đã làm hiện lên một tâm thế rất đẹp của một kẻ sĩ mang chí nam nhỉ, mang nợ tang bồng muốn thi thố tài năng với đời. Trong thơ, Nguyễn Công Trứ nhiều lần nhắc đến nợ cầm thư, chí tang bồng, chí nam nhi với tất cả niềm tự hào và niềm vui phơi phới

Mk chỉ giúp bn đc từng này thooii ạ mấy câu sau khó quá mong bạn đánh giá giúp mk nhoa

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK