Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Kể truyên truyền thuyết hoặc cổ tích theo lời văn...

Kể truyên truyền thuyết hoặc cổ tích theo lời văn của em Giúp mình vớiFomat Painte Style * Stiect Clphoard Font Paraprch Stye Edng Bài tập về nhà Tì

Câu hỏi :

Kể truyên truyền thuyết hoặc cổ tích theo lời văn của em Giúp mình với

Lời giải 1 :

 Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu truyện hay và ý nghĩa. Mỗi câu chuyện hấp dẫn đều gửi gắm một thông điệp về lối sống mà cha ông xưa muốn con cháu ghi nhớ. Trong thế giới truyện đó, em thích nhất là truyện “Sự tích cây vú sữa”.Truyện kể rằng :

 Chuyện kể rằng: Ngày xưa ,trong ngôi nhà tranh nghèo ở bìa rừng có hai mẹ con nhà nọ. Người chồng mất sớm bỏ lại người vợ và cậu con trai .Cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất ham chơi .Thế nhưng cậu nghịch ngợm quá mức làm buồn lòng người mẹ vô cùng.Một hôm, cậu hư nên bị mẹ mắng liền hờn dỗi chạy đi .Cậu bé chạy sâu vào trong rừng ,trốn trong một hang động .Tối đến ,người mẹ đi đi lại lại trước nhà ngóng chờ con về . Chờ mãi, người mẹ không thấy con đâu ,vì quá đau buồn và kiệt sức mẹ cậu đã gục xuống ở trước nhà. Một hôm ,bị trẻ lớn đánh đau đến bầm tím,cậu mới buồn khóc và nhớ đến mẹ ,liền tìm đường về nhà .

Về nhà , cậu thấy cảnh vật vẫn như xưa nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu vào nhà, ra ngõ, khản tiếng gọi mẹ rồi gục xuống và ôm lấy một cây xanh trước nhà mà khóc .Kì lạ thay ,cây xanh bỗng run rẩy mạnh. Trên các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn và quả xuất hiện,quả lớn rất nhanh,làn da căng mịn, có màu xanh óng ánh rồi sau đó chín ngả màu đỏ mận . Rồi có một quả rất to da láng bóng rơi xuống tay cậu . Cậu cầm trái cây đó lên lăn qua lăn lại trên bàn tay .Đến khi mềm dần và nứt vỏ để ra một dòng sữa trắng như sữa mẹ .Cậu bé ghé sát miệng mà uống những dòng sữa vừa ngọt vừa thơm ngát ấy . Nhớ mẹ ,cậu bé òa khóc nức nở khi nhận ra rằng người mẹ thân yêu đã không còn trên cuộc đời này nữa . Cậu rất ân hận vì trước kia cậu luôn làm mẹ buồn lòng nhưng đã muộn mất rồi .

 Cây trước nhà đó càng ngày càng cho ra nhiều trái thơm ngọt. Những người dân trong vùng thấy quả lạ thơm ngon nên xin hạt về trồng .Từ đó ,người ta đặt tên cho cây này là cây vú sữa.

  Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa em rút ra được một bài học về lòng hiếu thảo cha mẹ . Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho chúng ta . Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ đã ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn .

#no cop

#xin hay nhất

Thảo luận

Lời giải 2 :

TRUYỀN THUYẾT BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống được tất cả người dân yêu mến và mong chờ. Và bánh chưng, bánh giầy là hai món ăn đặc trưng, không thể thiếu vào ngày Tết. Để giải thích về ý nghĩa, nguồn gốc của hai loại bánh này, ông cha ta thường kể cho con cháu mình nghe về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.

Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.

Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài - hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.

Tục lệ ấy đến bây giờ vẫn còn được giữ. Bởi món bánh ấy không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa nữa. Nếu thiếu đi bánh chưng thì nghĩa là cái Tết ấy chẳng còn trọn vẹn nữa rồi.

Nếu hay nhớ vote 5 sao nha !!!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK