Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,..
Truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích cho tên gọi hiện nay của Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
- Ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là cuộc chiến chính nghĩa của Lê Lợi, thể hiện mong ước sống trong hòa bình của nhân dân.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi giúp đất nước giành được độc lập, nhân dân sống ấm no, hạnh phúc.
Tóm tắt truyện: Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Họ thường hay giúp đỡ mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Mãi sau, người vợ mang thai qua mấy năm chưa sinh nở. Sau khi người chồng mất, người vợ sinh ra một cậu con trai. Sau khi cậu bé khôn lớn, mẹ mất. Cậu sống lủi thủi trong túp lều nát và một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi chàng là Thạch Sanh. Sau khi Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy mọi võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh gặp Lý Thông và kết nghĩa an hem. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dung để nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Thạch Sanh giết được Chằn tinh thì bị Lý Thông lừa cướp công. Vua khen ngợi phong Lý Thông làm quận công. Khi vua mở hội lớn để tuyển người lấy công chúa thì công chúa bị đại bàng quắt mất. Thạch Sanh nhìn thấy bèn dùng cung bắn và đuổi theo, cứu được công chúa thì bị Lý Thông lấp cửa hang. Trong hang, Thạch Sanh cứu được con trai vua Thủy Tề. Thạch Sanh xin vua cây đàn. Thạch Sanh bị hồn Chằn tinh và đại bàng hãm hại bị bắt vào ngục. Nhờ tiếng đàn mà Thạch Sanh được giải oan, công chúa khỏi câm. Sau đó, chàng thu phục được quân mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm. Về sau, chàng được vua nhường ngôi.
Bài thơ là tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho người con. Đó là đức hi sinh cao cả, người mẹ sẵn sàng làm mọi thứ, chịu đứng mọi gian khổ để đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho đứa con của mình.
“Về thăm mẹ” là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con
Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Thể thơ lục bát được sử dụng phổ biến. Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. Tình cảm diễn tả trong ba bài ca dao là tình cảm : ông bà, cha mẹ - con cái, con cái – ông bà, cha mẹ, anh em một nhà,… Đó là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý, chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn nó.
Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của gia đình không hạnh phúc. Khi cha mất, người mẹ sau khi đã chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng, đặc biệt của người cô độc ác luôn gieo rắc vào đầu cậu những điều xấu xa về mẹ. Bằng tình yêu thương bé Hồng vẫn luôn tin mẹ đúng, và thương nhớ mẹ. Cuối cùng mẹ cũng trở về, Hồng được mẹ âu yếm, vỗ về.
Bài kí đã nêu lên những vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười. Nhắc đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ – nguồn sống của cư dân miền này. Thứ hai là tràm chim, sự kết hợp giữa rừng chàm và chim thì dày đặc như vườn. Thứ ba là đặc sản của vùng món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Thứ tư là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen vươn lên giữa nắng đầy kiêu hãnh và tự tin khoe sắc. Thứ năm là khu di tích Gò Tháp – di tích quốc gia. Cuối cùng là người dân hiền lành, năng động và khu đô thị Cao Lãnh hiện đại trẻ trung.
Hon-đa sinh năm 1906 tại tỉnh Si-dư-ô-ca. Nhà Hon-đa rất nghèo nhưng từ bé cậu đã bộc lộ đam mệ với công việc của cha – nghề rèn. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động là Hon-đa cảm thấy sung sướng. Suốt thời gian tiểu học, câu cực mê pin, cân, ống nghiệm và máy móc. Thậm chí khi thấy một chiếc ô tô về làng thì lập tức đuổi theo hít lấy hơi dầu. Khi đang học lớp 2, cậu đã trốn nhà, tự đạp xe đạp 20km đến buổi biểu diễn máy bay. Vì không đủ tiền mua vé nên cầu liền treo lên cây thông để xem. Sau đó, câu thỏa mãn khát vọng và ăn mặc bắt chước những người phi công lái máy bay.
Bài 1: Em hãy nêu chủ đề, nội dung của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau:
Tên văn bản
Chủ đề
Nội dung
Thánh Gióng
Chủ đề truyện
Kể về người anh hùng Gióng giúp nhân dân đánh bại quân xâm lược. Qua truyền thuyếtnày, ta cũng thấy được mong muốn có một cuộc sống yên bình, vui vẻ của người dân.
Sự tích Hồ Gươm
Ca ngợi việc Lê Lợi và quân Minh đã dũng cảm đánh bại quân xâm lược và sự tích này cũng giải thích tên hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.
Thạch Sanh
Đây là một truyện cổ tích nói về nhân vật Thạnh Sanh dũng cảm tiêu diệt chằn tinh, đại bàng,… Câu chuyện này còn nói về Lí Thông, một người rất xấu xa, mưu mô, cuối cùng phải trả giá là đã bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
À ơi tay mẹ
Kể về những công lao vất vả của mẹ và là bài thơ bày tỏ tình yêu thương của mẹ đối với đứa con bé nhỏ của mình.
Về thăm mẹ
Đây là bài thơ nói về người con lâu ngày chưa về thăm mẹ. Qua đó, ta thấy được sự vất vả và giản dị của người mẹ.
Ca dao Việt Nam
- Ca dao Việt Nam là một hình thức thơ lâu đời của nhân dân ta.
- Ca dao viết về tình cảm gia đình, tình yêu, quê hương đất nước,…
Trong lòng mẹ
Tình yêu thương của mẹ với người con. Mặc dù phải nghe những lời nói không hay về mẹ mình nhưng Hồng vẫn luôn yêu mẹ và lạc quan với cuộc sống.
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Văn bản này nói về mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười. Qua đó, ta thấy được tình cảm của tác giả với nơi đây.
Hồi kí của Hon-đa
Văn bản này thuộc lại cuộc đời khi còn nhỏ còn nhỏ của Hon- đa, qua đó ta thấy được niềm đam mê, tò mò với máy móc của ông. Những điều này đã giúp ông thành lập hãng xe Hon- đa, một trong những hãng xe nổi tiếng nhất hiện nay ở Việt Nam và cả ở thế giới.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK