Trang chủ Vật Lý Lớp 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I- MÔN VẬT LÝ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I- MÔN VẬT LÝ 7 Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi. A. Ta mở mắt hướng về phía vật. B. Có ánh sáng từ vật truyền v

Câu hỏi :

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I- MÔN VẬT LÝ 7 Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi. A. Ta mở mắt hướng về phía vật. B. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. C. Mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật D. Vật được chiếu sáng. Câu 2. Tìm câu đúng khi phát biểu về định luật truyền thẳng ánh sáng. A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường ngoằn ngoèo. B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường thẳng. C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường gẫy khúc. D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường cong. Câu 3. Ta nhận biết được ánh sáng khi A. Đang là ban ngày C. Có một nguồn sáng đặt trước mặt B. Ta đang mở mắt D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta. Câu 4. Vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lồi A. Lòng chảo nhẵn bóng. C. Pha đèn pin B. Mặt ngoài của cái thìa (muỗng) mạ kền. D. Cả 3 vật kể trên. Câu 5. Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ. A. Phân kỳ; giao nhau B. Hội tụ; loe rộng ra C. Phân kỳ; loe rộng ra D. Song song; giao nhau Câu 6. Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? A. Màn hình tivi B. Mặt hồ nước trong C. Mặt tờ giấy trắng D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat Câu 7. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời Câu 8. Chọn câu đúng A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng. C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ. D. Cả A, B, C. Câu 9. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào? A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật Câu 10. Chọn phát biểu đúng A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật. B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật. Câu 11. Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi……………..ảnh tạo bởi gương phẳng. A. nhỏ hơn B. bằng C. lớn hơn D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn Câu 12. Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao? A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng Câu 13. Một vật đứng trước gương phẳng A. Luôn cho ảnh thật lớn hơn vật B. Luôn cho ảnh thật bằng vật C. Luôn luôn cho ảnh thật nhỏ hơn vật D. Luôn luôn cho ảnh ảo bằng vật Câu 14. Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường? A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng cùng kích thước. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn của gương phẳng cùng kích thước. Câu 15. Gương cầu lồi có cấu tạo là: A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. C. mặt cầu lồi trong suốt. D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1.B. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2.B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường thẳng.

Câu 3.D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu 4.B. Mặt ngoài của cái thìa (muỗng) mạ kền.

Câu 5.C. Phân kỳ; loe rộng ra

Câu 6.C. Mặt tờ giấy trắng

Câu 7.C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời

Câu 8. D. Cả A, B, C.

Câu 9.B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật

Câu 10.D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Câu 11.A. nhỏ hơn

Câu 12.D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Câu 13.D. Luôn luôn cho ảnh ảo bằng vật

Câu 14.C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng cùng kích thước.

Câu 15.A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 1B, 2B, 3D, 4B, 5C, 6C, 7C, 8D, 9B, 10D, 11A, 12D, 13D, 14C, 15A

Giải thích các bước giải:

Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi.

B. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

Câu 2. Tìm câu đúng khi phát biểu về định luật truyền thẳng ánh sáng.

B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường thẳng

Câu 3. Ta nhận biết được ánh sáng khi

D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu 4. Vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lồi

B. Mặt ngoài của cái thìa (muỗng) mạ kền.

Câu 5. Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

C. Phân kỳ; loe rộng ra

Câu 6. Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?

C. Mặt tờ giấy trắng

Câu 7. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời

Câu 8. Chọn câu đúng:

D. Cả A, B, C.

Câu 9. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?

B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật

Câu 10. Chọn phát biểu đúng

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Câu 11. Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi……………..ảnh tạo bởi gương phẳng

A. nhỏ hơn

Câu 12. Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Câu 13. Một vật đứng trước gương phẳng

D. Luôn luôn cho ảnh ảo bằng vật

Câu 14. Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng cùng kích thước.

Câu 15. Gương cầu lồi có cấu tạo là:

A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi

Chúc bạn học tốt !

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK