Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cần quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn, ngáp dài rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
Một hôm, trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thoi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ. cậu bèn hỏi:
– Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
– Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
– Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
– Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
=>bài văn cho ta thấy rằng có kiên trì, nghị lực sẽ có kết quả
Tham khảo:
+ Nguyễn Sơn Lâm sinh ra trong một gia đình nhỏ tại Uông Bí, Quảng Ninh. Vừa đầy một tháng tuổi, Lâm đã có những triệu chứng nguy hiểm như ngày càng yếu đi, chân tay bị teo lại nhỏ con rất nhiều. Bố mẹ của anh đã đưa anh đi khám rất nhiều nơi, gặp gỡ và trao đổi với nhiều bác sĩ tài năng nhưng tất cả chỉ là một câu: “Tôi không thể chữa khỏi cho cậu bé”. Mất niềm tin vào tất cả, bố mẹ chỉ biết giữ Lâm ở nhà để giữ thể diện cũng như cho con trai sống ổn định, không bị trêu ghẹo.
+ Gia đình của Lâm lúc ấy có hoàn cảnh khá khó khăn, ngoài anh ra, chính anh trai của anh cũng bị bệnh liên quan tới não khiến người bố lo lắng vô cùng. Ông cho biết rằng có lẽ lúc xưa, khi đi ra chiến trường ông bị maces chất độc màu da cam nên đã để lại di chứng cho hai đứa con trai của mình.
+ Sự vất vả lúc ấy hai vợ chồng không thể gánh nổi, chỉ biết chăm sóc và hi vọng một ngày chính con trai họ sẽ tự vượt qua. Để có thể giúp con trai, bà mẹ đã sưu tầm những bài báo, những câu nói hay về cuộc sống, ý chí và nghị lực của con người. Lâm từ đó đọc cũng thấu hiểu, bắt đầu tự thay đổi cuộc đời bằng chính sự nỗ lực của bản thân.
+ Với thân hình bé nhỏ, ngày qua ngày, năm qua năm anh đã thành công đạt được đến chính thứ bản thân mong muốn. Được đi làm tại nhiều công ty cao, được cảm nhận rõ tình yêu của mọi người, nhận ra giá trị của cuộc sống không hề chán nản như bản thân từng suy nghĩ. Chính anh với cây nạng gỗ đã hoàn thành lên được đến đỉnh Phan xi păng, hay còn gọi là nóc nhà của Đông Dương với cơ thể như một cậu bé cấp 1.
+ Chính ta đã thấy rõ anh đã cố gắng và vất vả như nào để làm điều đó. Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy được những người khuyết tật không phải là những người vô dụng, mà chính họ đã giúp ta hiểu hơn về cuộc sống, về bản thân và những thứ mình làm được bằng sự kiên trì và nghị lực. Nghị lực và ý chí là hai thứ rất quan trọng nhưng lại rất khó thực hiện với mỗi con người, vậy nên, để thành công và nắm bắt được tương lai, hãy cố gắng thực hiện từng ước mơ nhoe mà ta đặt ra để thử thách mọi thứ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK